Chào mừng đến với Nhà thuốc Quốc Dân. Kính chúc quý khách sức khỏe, vạn sự như ý!

Search

100 cụm từ tiếng trung thiết thực về y khoa

100 cụm từ tiếng trung thiết thực về y khoa cập nhật

Nền y học Trung Quốc có những loại thuốc kỳ diệu và bí ẩn. Các khách du lịch cũng rất thích tìm hiểu cũng như mua tặng những sản phẩm y tế của Trung Quốc mỗi khi đi du lịch. Vì vậy, hãy cùng nhà thuốc Quốc Dân tìm hiểu và ghi nhớ 100 từ vựng tiếng Trung y khoa thiết thực và luôn được cập nhật mới nhất (bản cập nhật 2024). Các bạn giúp mình bằng cách góp ý những từ mới nhé.
1 我病了 wǒbìngle Tôi bị ốm
2 更年期 gēngniánqī Tiền mãn kinh
3 癌症 áizhèng Ung thư
4 不孕症 bùyùnzhèng Hiếm muộn
5 中风 zhòngfēng Đột quỵ
6 过敏 guòmǐn Dị ứng
7 便泌 biànmì Táo bón
8 医院 yīyuàn Bệnh viện
9 同仁堂 TóngRénTáng Đồng Nhân Đường
10 退烧药 tuìshāoyào Thuốc hạ sốt
11 发烧 fāshāo Bị sốt
12 感冒 gǎnmào Bị cảm mạo
13 高血压 gāoxuèyā Cao huyết áp
14 椎间盘突出症 Chuíjiānpán túchū zhèng Thoát vị đĩa đệm
15 痔疮 Zhìchuāng Bệnh trĩ
16 头疼 tóuténg Đau đầu
17 沮丧 Jǔsàng Trầm cảm
18 烧伤 Shāoshāng Bị bỏng
19 哮喘 Xiāochuǎn Hen suyễn
20 腹泻 Fùxiè Tiêu chảy
21 膝关节退行性关节炎 Xī guānjié tuìxíng xìng guānjié yán Thoái hóa khớp gối viêm khớp
22 恶心 ěxīn nôn mửa
23 胆固醇 Dǎngùchún Mỡ máu (cholesterol)
24 佝偻病 Gōulóubìng Còi xương
25 生长缓慢 shēngzhǎng huǎnmàn Chậm lớn
26 消化不良 xiāohuà bùliáng Tiêu hóa kém
27 维生素 Wéishēngsù Vitamin
28 流鼻涕 liúbítì Chảy nước mũi
29  抽筋 chōujīn Chuột rút
30 精神病  jīngshénbìng Bệnh tâm thần
31 心血管 xīn xiěguǎn Tim mạch
32 早泄 Zǎoxiè Xuất tinh sớm
33 云南白药 Yúnnán báiyào Vân Nam Bạch Dược
34 糖尿病 Tángniàobìng Bệnh tiểu đường
35 月经 Yuèjīng Hành kinh nguyệt
36 安宫牛黄丸 Ān gōng niú huáng wán An cung ngưu hoàng hoàn
37 益母草 Yìmǔcǎo Cỏ ích mẫu
38 避孕套 bìyùn tào Bao cao su
39 避孕药 bìyùn yào Thuốc tránh thai
40 胃 气 wèi qì Đầy hơi
41 急救 装备 jíjiù zhuāngbèi Đồ dùng cấp cứu
42 创可贴 chuāngkětiē Băng dán urgo
43 止痛剂 zhǐtòng jì Thuốc giảm đau
44 胃溃疡 Wèi kuìyáng Loét dạ dày
45 食物中毒 shíwù zhòngdú Ngộ độc thực phẩm
46 肺炎 fèiyán Viêm phổi
47 咽喉炎 Yānhóu yán Viêm họng
48 咳嗽 késòu Ho
49 住院 zhù yuàn Nhập viện
50 病床 bìngchuáng Giường bệnh
51 药房 yào fáng Nhà thuốc
52 梅毒 Méi dú Bệnh giang mai
53 虫病 chóng bìng Bệnh giun (kí sinh)
54 荨麻疹 hoặc 风疹快 Xúnmázhěn hoặc Fēngzhěnkuài Nổi nốt mày đay
55 疝气 Shànqì Bệnh thoát vị (bẹn, bụng,...)
56 皮肤科  pífū kē Khoa da liễu
57  脑外科 nǎo wàikē Khoa não
58 矫形外科 jiǎoxíng wàikē Khoa ngoại chỉnh hình
59 儿科 érkē Khoa nhi
60 放射科 fàngshè kē Khoa phóng xạ
61  口腔科 kǒuqiāng kē Khoa răng hàm mặt
62 妇产科 fù chǎn kē Khoa phụ sản
63 耳鼻喉科 ěrbí hóu kē Khoa tai mũi họng
64 肚子疼 Dùzi téng Đau bụng
65 坐骨神经痛 Zuògǔshénjīng tòng Đau thần kinh tọa
66 失眠药 Shīmiányào Thuốc mất ngủ
67 发炎 Fāyán Bị viêm (nói chung)
68 耳鸣 Ěrmíng Ù tai
69 不要再抽烟了 bùyào zài chōuyānle Không được hút thuốc nữa
70 我嗓子疼, 鼻子还堵 Tôi bị viêm họng, nghẹt mũi Tôi bị đau họng, nghẹt mũi
71 中医 Zhōngyī Trung Y (Y học Trung Quốc)
72 中成药 Zhōng chéngyào Thuốc Đông Y (bào chế hiện đại)
73 青光眼 Qīngguāngyǎn Bệnh tăng nhãn áp
74 肾石 Shèn shí Sỏi thận
75 过期 Guòqí Quá hạn (thuốc, thực phẩm)
76 常规体检 chángguī tǐjiǎn Khám sức khỏe tổng quát
77 外科手术 Wàikē shǒushù Phẫu thuật
78 体检表 Tǐjiǎn biǎo Giấy khám sức khỏe
79 试验 Shìyàn Xét nghiệm
80 超声 Chāoshēng Siêu âm
81 食物 中毒 shíwù zhòngdú Ngộ độc thực phẩm
82  外科 wàikē Ngoại khoa
83 骨折 gǔ zhé Gãy xương
84 冬虫夏草 dōng chóng xià cǎo Con Đông trùng hạ thảo
85 脚趾  jiǎozhǐ Ngón chân
86 胸口 xiōngkǒu Ngực
87  眼科 yǎnkē Nhãn khoa
88  卫生员 wèishēngyuán Nhân viên vệ sinh
89 血库 xuèkù Ngân hàng máu
90 医务人员 yīwù rényuán Nhân viên y tế
91 内科 nèikē Nội khoa
92  手术 shǒushù Phẫu thuật
93 fèi Phổi
94  病房 bìngfáng Phòng bệnh
95 隔离病房 gélí bìngfáng Phòng cách ly
96 急诊室 jízhěn shì Phòng cấp cứu
97  理疗室 lǐliáo shì Phòng vật lý trị liệu
98  yá Răng
99 肚脐 dùqí Rốn
100  疤痕 bāhén Sẹo

Học thuyết tạng tượng theo y học cổ truyền

Hiện nay y học đang được chia thành y học hiện đại hay còn gọi là Tây y và y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y. Y học hiện đại dựa vào giải phẫu, sinh lí, sinh lí bệnh để làm cơ sở nghiên cứu hoạt động của cơ thể con người và chữa bệnh. Còn Y học cổ truyền dựa vào các học thuyết đã được đúc kết từ hàng nghìn năm nói về hoạt động của cơ thể con người. Mặc dù vậy, cả hai nền y học này đều hướng đến một đích chung đó là bảo vệ sức khỏe của con người…
Con người dưới cách nhìn của y học cổ truyền Y học cổ truyền phát triển và lí luận dựa theo các sự vật, hiện tượng của tự nhiên từ đó quy nạp thành các học thuyết như: Học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành, học thuyết thiên nhân hợp nhất, học thuyết kinh lạc, học thuyết vẫn khí, học thuyết tạng tượng… do đó mà YHCT mang tính trừu tượng. Học thuyết tạng tượng và học thuyết kinh lạc là hai học thuyết quan trọng trong lí luận của y học cổ truyền để nghiên cứu về sự hoạt động của các tạng phủ và hệ thống kinh lạc cũng như các bộ phận khác trong cơ thể con người. 1. Học thuyết tạng tượng - Tạng gồm ngũ tạng: Tâm, can, tì, phế, thận. Phủ gồm 6 phủ: Đởm, vị, đại trường, tam tiêu, tiểu trường và bàng quang.
 
Ảnh minh họa
- Tượng là chỉ các hoạt động xảy ra khi các tạng phủ hoạt động, trong các điều kiện bình thường và điều kiện bất thường (yếu tố gây bệnh), thái quá hay bất cập làm tổn thương sức khỏe thì đó là tình trạng bệnh lí, cần phải điều trị, điều hòa lại cơ thể. 1.1. Tinh, khí, huyết, tân dịch và thần Theo y học cổ truyền, trong cơ thể con người có tinh, khí, huyết, tân dịch và thần là cơ sở vật chất cho hoạt động của các tạng phủ trong cơ thể. Tinh: Là cơ sở vật chất của sự sống con người và các loại hoạt động cơ năng của cơ thể, là vật chất cơ bản cấu tạo nên ngũ tạng, lục phủ. Dựa vào nguồn gốc, chia tinh thành hai loại đó là: Tinh tiên thiên: Do bố mẹ truyền cho.
Tinh hậu thiên: Được tạo thành từ chất dinh dưỡng của đồ ăn. Tinh hậu thiên do tì vị vận hóa, phân bố ở các tạng phủ nên còn được gọi là “tinh của tạng phủ”. Tinh tiên thiên và tinh hậu thiên bổ sung cho nhau, sau khi quy nạp vào thận chúng tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể. Tinh còn được gọi là chân âm, là cơ sở vật chất của nguyên khí nên còn được gọi là nguyên âm. Nguyên âm chống lại tà khí (yếu tố gây bệnh bên ngoài) giúp cho sự phát triển của cơ thể. Khí: Là một thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản để duy trì sự sống của con người. Khí có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động. Khí có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, nguồn gốc của khí do tiên thiên hoặc hậu thiên tạo thành. Khí được chia thành 4 loại đó là: Nguyên khí, tông khí, dinh khí và vệ khí. Nguyên khí: Còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên do tinh tiên thiên sinh ra và được bổ sung không ngừng ở hậu thiên. Tông khí: Là chỗ quỵ tụ, xuất phát, vận động của khí toàn thân Dinh khí: Khí do chất tinh vi từ đồ ăn thức uống tạo thành. Vệ khí bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của thận sinh ra và bổ sung không ngừng bằng hậu thiên và có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi ngoại tà xâm nhập. Huyết: Được tạo thành từ chất tinh vi của thủy cốc được tì vị vận hóa, từ dinh khí đi trong mạch và tinh được tàng trữ ở thận sinh ra. Chính vì vậy huyết có quan hệ mật thiết với các tạng tì, phế, thận. Huyết được khí thúc đẩy, đi theo mạch nuôi dưỡng toàn thân, bên trong là tạng phủ, bên ngoài cờ cơ nhục, cân cốt. Tân dịch: Là chất nước của cơ thể, trong đó chất trong gọi là tân, chất đục gọi là dịch. Tân dịch cũng có nguồn gốc từ chất dinh dưỡng của đồ ăn hóa ra. Tân đi toàn thân, tưới và nuôi dưỡng cho các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, da và tạo thành huyết dịch, không ngừng bổ sung cho huyết dịch. Dịch bổ sung cho tinh, tủy, giúp cho khớp xương cử động dễ dàng, làm nhuận da lông. Thần: Là hoạt động về tinh thần, ý thức và tư duy của con người, là biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết và tân dịch. Thần còn là sự biểu hiện ra bên ngoài của tình trạng sinh lí, bệnh lí của các tạng phủ bên trong cơ thể. Thần còn thì sống, thần kém thì bệnh tật, thần mất thì chết. Một người có khí huyết thịnh vượng, ngũ tạng lục phủ điều hòa thì tinh thần sung túc. Tác giả: P'medic, nhà thuốc Quôc' Dân
Back to Top
Product has been added to your cart