Chào mừng đến với Nhà thuốc Quốc Dân. Kính chúc quý khách sức khỏe, vạn sự như ý!

Search

Cơn sốt liên hoa thanh ôn ở Trung Quốc

Cơn sốt liên hoa thanh ôn ở Trung Quốc

P'medic| theo Zing news

Chính quyền Trung Quốc đang tăng cường sản xuất và phân phối loại thuốc truyền thống Lianhua Qingwen (liên hoa thanh ôn) nhằm kiểm soát làn sóng lây lan của đại dịch Covid-19.

Liên hoa thanh ôn là một trong số các loại thuốc truyền thống được chính phủ Trung Quốc cấp phép sử dụng để điều trị Covid-19. Ảnh: Bloomberg.
Liên hoa thanh ôn là một trong số các loại thuốc truyền thống được chính phủ Trung Quốc cấp phép sử dụng để điều trị Covid-19. Ảnh: Bloomberg.
Theo South China Morning Post, chính quyền tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc đang tiến hành phân phối hàng chục nghìn hộp thuốc liên hoa thanh ôn cho người dân tại các khu vực có dịch. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng chính thức cấp phép sử dụng loại thuốc này để điều trị Covid-19. Vào tuần trước, một nhóm chuyên trách của chính phủ đã phê chuẩn việc phân phối hơn 500.000 hộp thuốc liên hoa thanh ôn cùng 1 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Một số người muốn chính quyền đẩy mạnh việc cung cấp các loại thuốc hạ sốt như paracetamol - đang trong tình trạng khan hiếm do nhu cầu mua tăng cao của người dân. Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Trung Quốc (NMPA) cho biết có đủ các nguyên liệu cần thiết để sản xuất 2 loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng là ibuprofen và paracetamol. Theo Global Times, cơ quan này vẫn đang trong quá trình đẩy mạnh sản xuất các loại dược phẩm này trong bối cảnh nhu cầu trên thị trường tăng mạnh. Chính quyền tỉnh Vân Nam vào hôm 22/12 thừa nhận đang xảy ra tình trạng thiếu hụt các loại thuốc như ibuprofen và paracetamol, nhưng cam kết nỗ lực để cung cấp đủ thuốc cho người dân. Theo China Daily, người dân sinh sống tại thủ đô Bắc Kinh cũng gặp khó khăn để tìm mua các loại thuốc hạ sốt thông thường như ibuprofen, buộc các hãng dược phẩm trong nước phải đẩy mạnh năng lực sản xuất các loại thuốc này.
Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, người dân đang gặp khó khăn để tìm mua các loại thuốc hạ sốt thông thường như ibuprofen và paracetamol. Ảnh: Reuters.
dai dich Covid-19 anh 1
dai dich Covid-19 anh 1
Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, người dân đang gặp khó khăn để tìm mua các loại thuốc hạ sốt thông thường như ibuprofen và paracetamol. Ảnh: Reuters.
Liên hoa thanh ôn bắt đầu được nhiều người tìm mua sau khi được cho vào hướng dẫn điều trị các triệu chứng như ho và sốt của Covid-19 do chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 4/2020. Đầu năm nay, loại thuốc này cũng được thêm vào gói hỗ trợ phòng chống đại dịch được cấp cho các hộ gia đình ở đặc khu hành chính Hong Kong khi khu vực này đối mặt với một làn sóng lây nhiễm lớn. Trả lời South China Morning Post vào đầu tháng 12, Liu Qingquan, chủ tịch Bệnh viện Y học Cổ truyền thủ đô Bắc Kinh, cho biết có rất nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị Covid-19. "Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng. Các loại thuốc này đều có hiệu quả trong việc điều trị biến thể Omicron của Covid-19", bác sĩ Liu cho biết.

Cách đơn giản tự phát hiện sớm ung thư phổi

Cách đơn giản tự phát hiện sớm ung thư phổi

Đặt hai đầu ngón tay trỏ sát nhau sẽ xuất hiện một khoảnh trống hình thoi gọi là "khoảnh trống kim cương".

Giữa hai móng tay nếu không có khoảnh trống này có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Y học gọi đây là "thử nghiệm cửa sổ Schamroth", hoặc "ngón tay dùi trống", thường được các bác sĩ sử dụng để tầm soát ung thư, tim mạch một cách đơn giản.

Giữa hai ngón tay người khỏe mạnh xuất hiện khoảng trống kim cương. Ảnh: Metro

Giữa hai ngón tay người khỏe mạnh xuất hiện 'khoảng trống kim cương'. Ảnh: Metro.

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh, hiện tượng tích tụ chất lỏng do khối u sản xuất hormone khiến gốc móng tay của người bệnh ung thư sưng to. Đây là triệu chứng tương đối phổ biến, khoảng 35% người bệnh mắc phải. Do sưng, khi hai móng áp sát vào nhau sẽ không có khoảnh trống nữa.

Sưng móng tay biểu hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư. Ban đầu, móng tay của người bệnh mềm đi và cong dần lên, vùng da xung quanh trở nên sáng bóng. Phần gốc móng phát triển lớn hơn bình thường.

Emma Norton, y tá chuyên khoa Ung thư tại tập đoàn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế BUPA khuyên: "Nếu giữa hai móng tay không xuất hiện khoảnh trống, bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra". Đây còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

Năm ngoái, Jean Taylor, một người phụ nữ 53 tuổi sống tại Anh đã phát hiện mắc ung thư phổi nhờ quan sát móng tay theo cách này.

Móng tay của Jean Taylor. Ảnh: Kennedy News and Media

Móng tay của Jean Taylor bất thường giúp phát hiện ung thư phổi. Ảnh: Kennedy News and Media.

Các triệu chứng khác của bệnh ung thư phổi bao gồm ho kéo dài hoặc ho ra máu, khó thở, chán ăn, giảm cân và thiếu năng lượng. Đây là loại ung thư phổ biến và nguy hiểm. Ai cũng có thể mắc bệnh, dù có hút thuốc lá hay không. Tại Anh, mỗi năm có khoảng 47.000 người được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Tại Mỹ, trong năm 2019 có 228.150 ca mắc mới và 142.670 người tử vong do ung thư phổi.

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai trong số các loại bệnh ung thư nguy hiểm. Năm 2018, nước ta có thêm 23.667 người được chẩn đoán ung thư phổi, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp đến là dạ dày, gan và đại trực tràng.

Những người trẻ ‘không xu dính túi’ vào cuối tháng

TRUNG QUỐC- Eric Hsu, 38 tuổi, nhớ lại khoảng thời gian khi còn 10 ngày nữa mới được nhận lương, chỉ còn 32 tệ trong ví và không có chút tiền tiết kiệm nào.

"Tôi dùng số tiền còn lại mua bánh mì để ăn qua ngày cho đến khi có lương," anh chia sẻ.

Hsu tin rằng lương mình ở mức trung bình cao nhưng cảm thấy lúc nào cũng trong cảnh nghèo túng. Anh thuộc về một nhóm người, thường là trẻ và độc thân, được gọi là "yue guang zu -月光族" (nguyệt quang tộc - moon clan), từ chỉ những thanh niên độc thân rơi vào cảnh "nhẵn túi" mỗi cuối tháng, lương tháng nào tiêu hết tháng đó.

Chung Chi Nien, giáo sư Trường Đại học Bách khoa Hong Kong, cho biết thuật ngữ này có nguồn gốc từ Đài Loan nhưng thường được sử dụng ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo, ước tính 40% thanh niên độc thân ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đang tiêu hết tiền lương mỗi tháng. "Hành vi này rất khác với cha mẹ họ, những người tiết kiệm từng đồng kiếm được" ông Chung cho biết.

Ông cũng cho hay, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng khiến nhiều người có nguy cơ gia nhập nhóm "yue guang zu", đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Một nhân viên văn phòng ăn trưa tại căng tin Công viên Phần mềm Vũ Hán. Ảnh:VCG Một nhân viên văn phòng ăn trưa tại căng tin Công viên Phần mềm Vũ Hán. Ảnh:VCG

Đối với A-Jin, 34 tuổi, ở Đài Loan làm việc trong ngành dịch vụ, các chi phí cố định như bảo hiểm, tiện ích và đi lại đã chiếm hơn một nửa mức lương 30.000 Đài tệ (khoảng 23 triệu đồng) mỗi tháng của cô. "Tôi sẽ chỉ còn lại 10.000 Đài tệ (7 triệu đồng) một tháng cho tiền ăn và các chi phí khác. Ăn ngoài mất khoảng 300 Đài tệ (230.000 đồng) một ngày. Không có cách nào để tiết kiệm," cô chia sẻ.

Nhưng đối với một số người khác, chính tâm lý "bạn chỉ sống một lần" (YOLO- You Only Live Once) đang thúc đẩy họ chi tiêu quá mức, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc mắc nợ.

Kể từ khi Hsu bắt đầu đi làm công việc kỹ sư xây dựng cách đây 10 năm, anh đã phải vật lộn để tiết kiệm nhằm cố gắng trả các khoản nợ sinh viên. Nhưng khi một chấn thương đầu gối nghiêm trọng khiến anh phải nghỉ việc không lương trong hai tuần, Hsu nhận ra rằng mình không thể tự nuôi sống bản thân.

"Tôi nghĩ, sao không sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mọi thứ và khiến cuộc sống dễ dàng hơn?", chàng trai nói. Rồi anh đã có bốn thẻ tín dụng và phải chi 70% tiền lương mỗi tháng để trả những khoản nợ đó.

Hsu thừa nhận rằng trong khi một nửa khoản nợ của anh ấy là dành cho các chi phí cần thiết hàng ngày, thì nửa còn lại là do "những lựa chọn và mong muốn về lối sống." "Tôi đã mất kiểm soát" anh nói.

Giáo sư Chung cho biết, khái niệm "yue guang zu" phản ánh sự vỡ mộng mà giới trẻ cảm thấy về cuộc sống ngày nay. Nó giống như các thuật ngữ khác đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong hai năm qua, chẳng hạn như "nằm thẳng".

Trong bối cảnh Đông Á, thế hệ cha mẹ của giới trẻ ngày nay đã trải qua quá trình công nghiệp hóa rất thành công và hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống của mình. Nhưng đó là một thực tế khác đối với thế hệ hiện tại. "Họ nhìn thấy thành công của cha mẹ mình, nhưng đơn giản là không thể đạt được điều đó. Có một khoảng cách rất lớn giữa kỳ vọng và thực tế", Chung Chi Nien nói.

"Yue guang zu" tồn tại chủ yếu là do giới trẻ không thể sở hữu nhà do thiếu nhà ở giá rẻ. "Kỳ vọng mua được nhà riêng, kết hôn và xây dựng gia đình riêng giờ đã quá xa vời," giáo sư Chung nói. Những người trẻ tuổi thà từ bỏ giấc mơ đó và tiêu tiền vào những thứ mà họ chắc chắn sẽ có được ngày hôm nay. Những thứ này được gọi là "xiao que xin", có nghĩa là "hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn."

Đó có thể là bất cứ thứ gì, từ việc mua một tách cà phê Starbucks đến một chuyến du lịch nước ngoài, những thứ sẽ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc nhỏ nhoi để bù đắp cho việc không thực hiện được mục tiêu sống.

"Bạn sẽ chỉ nghiêm túc làm điều gì đó nếu có mục tiêu rõ ràng. Làm ra tiền cũng vô ích nếu không tiêu nó," Hsu chia sẻ quan điểm của mình.

A-Jin cho biết cô không có mục tiêu tài chính hay cuộc sống dài hạn nào và đã hoàn toàn từ bỏ việc mua nhà riêng. "Miễn là có thức ăn và no bụng, tôi sẽ không chết. Đối với tôi thế là đủ", cô nói. A-jin cũng chỉ nghĩ đơn giản là tìm cách tử tế hơn với bản thân mình.

Đối với Hsu, những ngày khó khăn nhất đã qua. Rút kinh nghiệm, anh đã hủy thẻ tín dụng của mình hai năm trước và cam kết tiết kiệm một phần ba tiền lương mỗi tháng của mình.

Tuy nhiên, anh vẫn coi mình là một phần của nhóm "yue guang zu" vì vẫn không chắc liệu mình có sống sót sau một trường hợp khẩn cấp khác hay không. Hsu chia sẻ: "Tôi vẫn chưa có mục tiêu tài chính dài hạn nào. Ưu tiên của tôi là thanh toán nốt số nợ thẻ tín dụng còn lại".

"Không biết liệu mình có đủ tiền mua thức ăn cho đến ngày lĩnh lương tiếp theo hay không là một tình cảnh rất đáng sợ, nhưng đó là hình phạt của tôi," anh nói.

Đức Anh (Theo CNBC)

 

Tiêu chảy do vi khuẩn gây ngộ độc trong thực phẩm

Tác giả: P'medic, nhà thuốc Quôc'Dân

Trực khuẩn Salmonella

TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

EIEC Enteroinvassive E.coli (E.coli xâm nhập)
EHEC Enterohemorrhagic E.coli (E.coli gây xuất huyết đường ruột)
EPEC Enteropathogenic E.coli (E.coli gây bệnh)
ETEC Enterotoxigenic E.coli (E.coli sinh độc tố ruột)

ĐẠI CƯƠNG

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần/ngày. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, dẫn tới tử vong, đặc biệt ở trẻ em và người già.

CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP

Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn : Vibrio choleraeE. coliClostridium difficile, tụ cầu. Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E.coliCampylobacter, Yersinia

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm.

Lâm sàng:

Biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Nôn và buồn nôn. Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh: Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân. Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: Phân thường có nhầy, đôi khi có máu. Biểu hiện toàn thân:  Có thể sốt hoặc không sốt. Tình trạng nhiễm độc: Mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp. Tình trạng mất nước.

Lâm sàng một số căn nguyên thường gặp

Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn (hội chứng lỵ): Sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhầy máu. Tiêu chảy do tả: Khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo, không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng. Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: Thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt. Tiêu chảy do E. coli:  Tiêu chảy do E. coli sinh độc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi. Tiêu chảy do E. coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu (hội chứng lỵ). Tiêu chảy do Salmonella: Tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

Xét nghiệm

Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy căn nguyên. Xét nghiệm sinh hoá máu: Đánh giá rối loạn điện giải, suy thận kèm theo. Xét nghiệm phân: Soi phân: Tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng... Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay. Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân. Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải. Điều trị triệu chứng.

Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp

Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập. Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân. Liều dùng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho người lớn. Đối với trẻ em, tham khảo thêm “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” (Bộ Y tế 2009). Tiêu chảy do E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio spp. Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày (người >12 tuổi) : Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế:  Ceftriaxon đường tĩnh mạch (TM) 50 - 100 mg/kg/ngày x 5 ngày. TMP-SMX 0,96g x 2 lần/ngày x 5 ngày.  Doxycyclin 100 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Tiêu chảy do Clostridium difficile Thuốc ưu tiên: Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7 - 10 ngày. Thuốc thay thế:  Vancomycin 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7 - 10 ngày. Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn) Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền TM) x 5 ngày (người > 12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế:  Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày. Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em <12 tuổi). Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, paratyphi) Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày (người lớn >12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50 - 100 mg/kg/lần x 1 lần/ngày x 10 - 14 ngày. Tiêu chảy do vi khuẩn tả Hiện nay vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là: Nhóm Quinolon (uống) x 3 ngày (người > 12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em < 12 tuổi) Thuốc thay thế: Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày. Hoặc doxycyclin 300 mg liều duy nhất (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

Điều trị triệu chứng

Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh. Người bệnh mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL. Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer Lactat hoặc Ringer Acetat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1. Điều trị hỗ trợ Giảm co thắt: Spasmaverin. Làm săn niêm mạc ruột: dioctahedral smectit Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamid.

PHÒNG BỆNH

Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống nước đã đun sôi. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cải thiện hệ thống cấp thoát nước. Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cunha, B.A(2006), Antimicrobial therapy 2006, Philadelphia, PA: Saunders. xiv, p. [1049]-1289. Kasper, D.L., A.S. Fauci, and T.R. Harrison (2010), Harrison's infectious diseases, 1294 p., McGraw-Hill Medical, New York. Mandell, G.L., J.E. Bennett, and R. Dolin (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases. 7th ed2010, Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier. Papadakis, M., et al.(2013), Current Medical Diagnosis and Treatment 2013, McGraw-Hill Medical Publishing Division McGraw-Hill Companies, The Distributor: New York Antibiotic Essentials 2011.
Back to Top
Product has been added to your cart