Chào mừng đến với Nhà thuốc Quốc Dân. Kính chúc quý khách sức khỏe, vạn sự như ý!

Search

Trang web giao dịch đen nguy hiểm nhất nước Mỹ

Silk Road, trang web đen nguy hiểm nhất nước Mỹ

P'medic| 02/10/2023
Được vận hành bởi một chương trình ẩn nhằm giúp khách hàng đăng nhập và mua bán an toàn. Cho đến khi Silk Road bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) triệt phá, số lượng giao dịch của nó đã lên đến hơn 1,5 triệu người và gần 2 tỉ USD… Hơn 1,2 triệu giao dịch đen trong hơn 2 năm Sự việc khởi đầu từ giữa năm 2010, Ross Ulbricht, sinh năm 1984, đã lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, chuyên ngành Khoa học máy tính nhưng lại say mê lý thuyết kinh tế tự do. Đến tháng 2-2011, Ross cùng hai người bạn là Jones và Smedley khai sinh trang web Silk Road với lời tuyên bố: “Tôi tạo ra một mô hình để mọi người đều có thể trải nghiệm trực tiếp về những thứ mà chúng ta có quyền mua bán…”. Tuy nhiên, những thứ được Ross rao bán trên trang Silk Road lại là những thứ giết người. Nó bao gồm heroin, cocain, fentanyl, amphetamine, ma túy đá, cần sa, thuốc lắc… Khách hàng nếu muốn đăng nhập trang web này buộc phải mua một tài khoản và hàng tháng phải đóng phí. Mua xong, Silk Road sẽ cung cấp cho họ một phần mềm có tính năng che giấu tất cả mọi thông tin mỗi khi họ đăng nhập nhằm tránh sự theo dõi của các cơ quan chức năng như FBI, Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA). Một người bình thường nếu vào trang Silk Road sẽ chỉ thấy nó quảng cáo khoảng 10.000 sản phẩm như quần áo, tác phẩm nghệ thuật, sách, thuốc lá, đồ trang sức… cùng những điều khoản công khai, chẳng hạn “không mua bán bất kỳ thứ gì có mục đích gây hại hoặc lừa đảo, bao gồm nội dung khiêu dâm trẻ em, thẻ tín dụng bị đánh cắp, vũ khí…” nhưng thực tế, 70% lượng hàng hóa bán online đều là ma túy được phân theo nhóm với các tiêu đề: Chất kích thích, thuốc gây ảo giác, tiền chất ma túy, ma túy đá, thuốc phiện, thuốc lắc, thuốc hướng thần và steroid. Bên cạnh đó, còn có bằng lái xe giả nhưng chỉ những thành viên có quyền truy cập mới vào được cái “chợ” này. Cũng nhằm tránh bị theo dõi, máy chủ của Silk Road được đặt ở Reykjavík, Iceland, còn Ross lấy bí danh (nickname) là Dread Pirate Roberts . Mọi giao dịch trên trang Silk Road đều được thực hiện bằng đồng tiền ảo Bitcoin chứ không dùng tiền mặt.
Ross Ulbricht, ông chủ của Silk Road.
Tháng 6-2011, những thông tin về Silk Road bắt đầu xuất hiện trên báo chí khiến nó trở nên nổi tiếng, dẫn đến lượng truy cập ngày càng tăng. Trước tình hình ấy, một thượng nghị sĩ Mỹ là ông Charles Schumer đã yêu cầu FBI và DEA phải đóng cửa nó. Việc đánh sập Silk Road khởi đầu vào tháng 2-2013, khi một gã buôn cocaine và MDMA (thuốc lắc) quốc tịch Australia trở thành người đầu tiên bị kết án vì những tội danh liên quan trực tiếp đến Silk Road. Khi khám xét nhà người này, cảnh sát phát hiện các tập tin trong máy tính xách tay chứng tỏ anh ta mua ma túy của Silk Road. Tháng 12-2013, cảnh sát Australia phối hợp với DEA bắt thêm một người New Zealand khi anh ta vừa nhận 15 gam chất ma túy Methamphetamine mua trên Silk Road. FBI thu được 11,02 Bitcoin - tương đương 814USD thời điểm ấy. Theo FBI và DEA, dựa trên dữ liệu thu thập được, từ ngày 3-2-2012 đến ngày 24-7-2012, ước tính khoảng 15 triệu USD giao dịch đã được thực hiện trên Silk Road. Nicolas Christin, chuyên gia nghiên cứu về Silk Road cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang tin Kinh tế Toàn cầu: “Sự gia tăng đáng kể về khối lượng từ 30 triệu đến 45 triệu USD chỉ trong một thời gian ngắn sẽ không làm tôi ngạc nhiên. Người mua và người bán thực hiện tất cả các giao dịch bằng đồng tiền ảo Bitcoin dưới hình thức ông A chẳng hạn, đặt mua Bitcoin tại một kênh đầu tư - dĩ nhiên là hợp pháp. Sau đó, ông A bán lại cho ông B - cũng là hợp pháp nhưng thục tế, số Bitcoin mà A bán cho B chính là số tiền phải trả để mua ma túy. Silk Road giữ Bitcoin của A thông qua tài khoản của B cho đến khi A nhận được hàng. Tuy nhiên, vào thời điểm A chuyển Bitcoin cho B, Silk Road sẽ kích hoạt cơ chế bảo hiểm rủi ro cho phép B giữ nguyên giá trị của đồng Bitcoin so với USD. Bất cứ sự thay đổi nào về giá Bitcoin xảy ra trong quá trình hàng chưa đến tay A, Silk Road không chịu trách nhiệm”. Vẫn theo FBI và DEA, từ ngày 6-2-2011 đến 23-7-2013, đã có 1.229.465 giao dịch hoàn thành trên trang Silk Road với sự tham gia của 146.946 người, trong đó 30% đến từ Mỹ, tiếp theo là Anh, Australia, Đức, Canada, Thụy Điển, Pháp, Nga, Ý và Hà Lan. Số còn lại khoảng 27% không khai báo địa chỉ. Cũng trong thời gian 60 ngày từ 24-5 đến 23-7, đã có 1.217.218 tin nhắn được gửi qua hệ thống riêng của Silk Road.
Thuốc lắc bán trên Silk Road với giá 0,69 Bitcoin 1 gam nhưng phải có tài khoản mới đăng nhập được.
Kiếm cả tỉ USD bằng bán ma túy qua web 3 giờ 15 phút chiều 2-10-2013, Ross Ulbricht, kẻ sáng lập Silk Road bị bắt khi đang ở trong thư viện Glen Park, thành phố San Francisco, bang California với những cáo buộc mua bán, vận chuyển chất ma túy, rửa tiền, xâm nhập mạng máy tính bất hợp pháp. Ban đầu, FBI thu giữ 26.000 Bitcoin từ các tài khoản của Silk Road, tương đương 36 triệu USD (thời giá 2013). Gần cuối tháng 10, FBI thu thêm 144.342 Bitcoin, trị giá 87 triệu USD. Việc bắt Ross cũng không đơn giản bởi lẽ Silk Road hoạt động trên nền hệ điều hành ẩn là The Onion Router. Đầu tiên, các chuyên gia máy tính của FBI phát hiện địa chỉ email của Ross trên trang web Gmail. Trong những email ấy, có một số tập tin được gửi đến một người tên là Altoid. Từ đó FBI biết Altoid đã từng đăng tải một bài viết trên một diễn đàn về đồng tiền ảo Bitcoin, đề nghị các chuyên gia trong lĩnh vực này gửi email cho anh ta theo một địa chỉ. Lần theo địa chỉ ấy, FBI thấy nó liên kết với nhiều tài khoản trên các trang Gmail. Youtube và Linkedin nhưng tất cả đều có cùng điểm đến là Silk Road. Và bởi vì mỗi lần online, Ross sử dụng giao thức VPN để che giấu vị trí của anh ta nên FBI phải xin lệnh tòa án, yêu cầu nhà cung cấp internet phải công bố VPN của Ross. Nó dẫn đến một quán cà phê internet ở San Francisco và cuối cùng là một thư viện ở khu phố Glen Park, nơi Ross bị bắt. Phiên tòa xét xử Ross bắt đầu vào ngày 13-1-2015 tại Tòa án Liên bang Manhattan. Trong phần thẩm vấn, Ross thừa nhận đã thành lập trang web Silk Road nhưng anh ta nói rằng đã chuyển quyền quản trị cho người khác ngay sau khi Silk Road ra đời. Bào chữa cho Ross, các luật sư cho rằng nickname Dread Pirate Roberts thực sự là của Mark Karpeles, và Karpeles đã lợi dụng Ross để thực hiện những hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, thẩm phán Katherine B. Forrestra phán quyết, bác bỏ tất cả những lời bào chữa này Trong tuần thứ hai của phiên tòa, công tố viên đã trình bày các tài liệu và nhật ký trò chuyện từ máy tính của Ross, chứng minh anh ta trực tiếp quản lý Silk Road bằng phần mềm BitTorren nhằm che giấu tất cả mọi thao tác trên trang Silk Road cho cả người bán lẫn người mua ma túy. Khi FBI bắt Ross, máy tính cá nhân của anh ta vẫn đang chạy phần mềm này.
Ma túy của Silk Road gửi đến người mua qua đường bưu điện bị FBI thu giữ.
Ngày 4-2-2015, bồi thẩm đoàn kết án Ross với bảy tội danh, bao gồm “tham gia liên tục trong một doanh nghiệp tội phạm, buôn bán ma tuý, cố tình che giấu nguồn gốc thu nhập, rửa tiền và xâm nhập máy tính bất hợp pháp”. Hình phạt dành cho Ross là tù chung thân không ân xá. Điều đáng lưu ý là trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, thẩm phán Forrest nhiều lần nhận được những lời dọa giết. Trên một trang web có tên The Hidden Wiki, một kẻ nào đó đã đăng tải thông tin cá nhân của thẩm phán Forrest, bao gồm địa chỉ nhà riêng và số an sinh xã hội. Luật sư của Ross là Joshua Dratel tuyên bố ông và thân chủ của mình “lên án một cách mạnh mẽ các bài viết nặc danh liên quan đến thẩm phán Forrest”. Dratel nói: “Ross không dính líu gì đến trang web ấy và những bài đăng trên The Hidden Wiki không phản ánh quan điểm của anh ta”. Trong một bức thư gửi cho thẩm phán Forrest trước khi bị tuyên án, Ross nói rằng hành động của anh ta thông qua Silk Road là biểu hiện của chủ nghĩa kinh tế tự do, và: “Silk Road lập ra để mọi người có quyền lựa chọn cho riêng họ” nhưng Ross cũng thừa nhận “đã phạm phải sai lầm khủng khiếp, hủy hoại cả cuộc đời”. Ngày 29-5-2015, bồi thẩm đoàn Tòa án Liên bang Manhattan phán quyết Ross phải thi hành 5 bản án, trong đó có 2 án tù chung thân không ân xá, Ross cũng bị tịch thu 183 triệu USD. Đến ngày 31-5-2017, Tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo của Ross đồng thời Tòa tối cao cũng từ chối xem xét lại hồ sơ của Ross. Song song với phiên tòa xử Ross, tòa cũng đưa ra xét xử 2 đặc vụ liên bang có nhiệm vụ bí mật điều tra Silk Road. Một trong 2 người này là Carl Mark, nhân viên DEA, còn người kia là đặc vụ Shaun Bridges. Cả 2 đã nhận tiền của Ross để báo cáo sai lệch về các hoạt động của Silk Road. Trong số hơn 130 bị can bị FBI bắt giữ vì mua bán ma túy, rửa tiền, có tay buôn ma túy người Hà Lan Cornelis Jan "Maikel" Slomp, 23 tuổi, bị cáo buộc mua bán ma túy quy mô lớn thông qua trang web Silk Road và bị kết án 10 năm tù. Một kẻ khác là Steven Sadler bị kết án 5 năm tù. Bên cạnh đó, còn có 2 quản trị viên của Silk Road là Andrew Michael Jones và Gary Davis với các nickname “Inigo”, “Libertas”, cả hai cũng đều bị kết án tù. Một thời gian ngắn sau khi Silk Road sập sàn, trên mạng Internet bỗng xuất hiện trang web Silk Road 2.0, điều hành bởi nickname “Defcon”. Ngày 13-2-2014, Defcon thông báo rằng 2,7 triệu USD trong các tài khoản ký quỹ của Silk Road 2.0 đã bị đánh cắp nhưng anh ta hứa sẽ trả lại cho các chủ tài khoản toàn bộ số tiền này. Đến ngày 6-11-2014, FBI bắt được Blake Benthall, người điều hành Silk Road 2.0 dưới cái tên “Defcon” cùng một người Anh là Thomas White, kẻ đã khởi tạo trang web Silk Road 2.0 nhưng thông tin về vụ bắt giữ chỉ được FBI thông báo vào năm 2019. Chưa hết, nhằm mục đích “ăn theo” thương hiệu Silk Road, tháng 1-2015, Diabolus Market cho ra mắt trang web Silk Road Reloaded với các tính năng tương tự như Silk Road của Ross nhưng cũng đã bị FBI đánh sập. Ngày 3-11-2020, các đặc vụ của FBI chuyên theo dõi mảng tiền tệ phát hiện 2 giao dịch với tổng cộng 69.370 Bitcoin, trị giá khoảng 1 tỷ USD vào thời điểm ấy, được thực hiện từ một địa chỉ liên quan đến trang web Silk Road. Kết quả điều tra cho thấy số Bitcoin này thuộc về một cá nhân có nickname là “X”. người đã mua Bitcoin từ Silk Road trước khi nó bị đánh sập. Theo FBI, họ vẫn đang tiến hành điều tra về địa chỉ này để xem nó có phải là một Silk Road thế hệ mới hay không, hay chỉ là những vấn đề còn lại của Silk Road. Theo FBI Files

Trương trọng cảnh và thương hàn tạp bệnh luận

https://www.youtube.com/watch?v=YeBL5XcZE4k Tác giả: P'medic. Cùng thời kỳ với Hoa Đà, còn có một Danh Y tên là Trương Trọng Cảnh được coi là "Y thánh". Đó là Trương Cơ - người Nam Dương, tác giả cuốn Kinh Điển Y Học Trung Hoa "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận". Trương Cơ, tự Trọng Cảnh, là người Niết Dương quận Nam Dương ở cuối thời Đông Hán, sinh vào thời Hán Hoàn Đế khoảng giữa thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 3, khoảng trước sau năm 20 Kiến An thời Hán Hiến Đế. Trương Trọng Cảnh sống vào cuối đời Đông Hán, quân phiệt hỗn chiến, đời sống bấp bênh, chiến loạn và thiên tai triền miên, hơn nữa dịch bệnh hoành hành, đã đem lại thảm họa nặng nề cho người dân.   Là người chứng kiến xã hội bấp bênh, Trương Trọng Cảnh đã rời bỏ lý tưởng chính trị, một lòng dốc sức vào việc nghiên cứu Y Học. Tài chẩn đoán của Trương Trọng Cảnh rất cao siêu. Nghe nói khi hành y, Ông gặp một thanh niên tên là Vương Xán mới hơn 20 tuổi, thấy anh khí sắc kém, liền nói: "Anh có bệnh, khi 40 tuổi lông mày rụng rơi, nửa năm sau sẽ chết vì bệnh bất trị. Bây giờ nếu uống Ngũ Thạch Thang sẽ khỏi". Nghe xong Vương Xán trong lòng không vui, tuy nhận thuốc nhưng không uống. 3 ngày sau hai người lại gặp nhau, Trương Trọng Cảnh hỏi: "Uống thuốc chưa?" Vương Xán đáp: "Đã uống rồi". Trương Trọng Cảnh than rằng: "Xem ra hình như anh chưa uống, bạn trẻ này, sao lại coi nhẹ tính mạng mình thế?" Vương Xán cậy mình khỏe, vẫn không tin. Không ngờ 20 năm sau lông mày của anh quả nhiên rụng rơi, lại qua 187 ngày, Nhà Văn Học lớn từng viết các tác phẩm nổi tiếng như"Đăng Lầu Phú","Thất Ai Thi"v.v. này đã lìa cõi đời. Cống hiến lớn nhất của Trương Trọng Cảnh là đã biên soạn cuốn "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận". Thương hàn là loại bệnh sốt nóng ngoại cảm, gồm nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tĩnh. Có thể nói sự ra đời của cuốn "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận" là sản vật của thời đại và phấn đấu của cá nhân. Nhà Khí Tượng học nổi tiếng Trung Quốc, Trúc Khả Trinh cho rằng: khí hậu trong thời Đông Hán có xu thế rét lạnh, có mấy mùa đông rét buốt, Quốc đô Lạc Dương thậm chí còn mưa tuyết trong cuối thời Xuân Thu, làm nhiều người chết rét. Khí hậu rét lạnh, khiến dịch bệnh do cảm lạnh gây nên hoành hành khắp nơi. Bắt đầu từ vua Linh Đế cuối thời Đông Hán, từng xảy ra nhiều đợt dịch bệnh lớn.Các Nhà Văn Học Từ Cán, Trần Lâm, Ứng Xướng, Lưu Trinh được gọi là "Thất Tử Kiến An" đã lần lượt chết vì dịch bệnh. Có 2/3 trong tổng số hơn 200 người của gia tộc Trương Trọng Cảnh cũng đã chết trong vòng chưa đầy 10 năm, mà 70 % là chết vì bệnh thương hàn. Trước cảnh người dân và người thân bị ma dịch cướp đi tính mạng, Ông Trương Trọng Cảnh đã quyết tâm tổng kết và chỉnh lý thành quả Y Học trong dân gian cũng như kinh nghiệm thực tế của mình trong nhiều năm hành y, tìm ra cách chữa có hiệu quả cho người bệnh và đem lại hạnh phúc cho người dân. Thời Nhà Hán là một giai đoạn phát triển quan trọng của môn Y Dược Học Trung Hoa, Chuyên tác Y Học "Hoàng Đế Nội Kinh" và trước tác Dược Học "Thần Nông Bản Thảo Kinh" sớm nhất được Trung Quốc bảo tồn đến nay đều được sáng tác vào thời kỳ này. Cuốn "Hoàng Đế Nội Kinh" gọi tắt là "Nội Kinh", là tác phẩm bàn về Y Học của các học giả thời nhà Hán được hoàn thành với danh nghĩa của Hoàng Đế và Hạ thần Kỳ Bá. Cuốn "Nội Kinh" dùng tư tưởng âm dương ngũ hành được lưu hành từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc để giải thích hiện tượng tính mạng cũng như hoạt động sinh lý con người, đồng thời còn liên hệ giữa chức năng của ngũ tạng với môi trường bên ngoài như khí hậu, bốn mùa, mùi vị, màu sắc v.v., cho rằng hình thể con người đều là âm dương đối lập. Cuốn "Nội Kinh" còn lấy 4 loại hình: hư, thực, hàn, nhiệt để phân biệt bệnh tật, cho rằng: "Trăm bệnh xảy ra, đều có hư thực", "Dương thắng thì nhiệt, âm thắng thi hàn". Cuốn"Nội Kinh"đã đặt ra lý luận cơ bản cho Y Học Trung Hoa, cũng đã xác định nguyên tắc quan trọng về chẩn đoán và chữa trị. Song lý luận Y Học của cuốn "Nội Kinh" rất huyền bí, cho nên ứng dụng lý luận Y Học trong cuốn"Nội Kinh"vào việc chữa bệnh lâm sàng, nhất là vận dụng các bài thuốc hay được lưu truyền trong dân gian vào thực tế, là một vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Trương Trọng Cảnh đã hấp thụ đầy đủ thành quả Y Học của các đời trước, lại khiêm tốn học hỏi các bài thuốc hay lưu truyền trong dân gian, "Bác thái chúng phương", đã bước đầu tổng kết nguyên tắc "Biện Chứng Luận Trị" và viết thành cuốn "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận". Đến đời nhà Tống, có người tách phần tạp bệnh ra khỏi "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận", soạn thành cuốn "Kim Quỹ Yếu Lược", cuốn "Thương Hàn Luận" và cuốn" Kim Quỹ Yếu Lược" đã được lưu truyền đến nay. Trương Trọng Cảnh chia bệnh ngoại cảm thành 6 loại theo đặc trưng cơ bản, đó là bệnh Thái dương, Dương minh, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm và Quyết âm. Mỗi loại đều có cách chữa riêng và đều có chủ chứng phản ánh tình hình cơ chế bệnh lý, chẳng hạn như chủ chứng của bệnh Thái dương là sợ lạnh, sốt nóng, đau khớp v.v., chủ chứng của bệnh Thiếu dương là miệng đắng, cổ khô, mắt hoa v.v.. Như vậy, theo tình hình người bệnh có thể xác định thuộc loại bệnh gì. Đây là biện chứng. Trương Trọng Cảnh nhìn nhận sự diễn biến của bệnh tình bằng quan điểm biện chứng chất phác, cho rằng 6 loại bệnh này không phải cô lập, bệnh chứng theo bệnh tà khác nhau, thể chất người bệnh khỏe hay yếu, thời gian chữa bệnh cũng như biện pháp thích đáng hay không v.v. có thể chuyển hóa cho nhau, Ông coi hai loại bệnh chứng cùng xuất hiện là "Hợp Bệnh", hai loại bệnh chứng lần lượt xuất hiện là "Bính bệnh", chẩn sai chữa sai là "Hoại Bệnh", lần lượt chữa bằng các thang thuốc khác nhau. Để phân tích bệnh tình một cách tường tận và khoa học, nắm được cả quá trình bệnh tật, chăm chú theo dõi nguyên nhân, thời gian phát bệnh, trạng thái lúc đầu, trạng thái thay đổi và hiệu quả chữa trị, Ông Trương Trọng Cảnh đã nêu ra phương pháp biện chứng được các người đời sau gọi là "Bát Cương", đó là Biện Âm Dương, Định Trong Ngoài, chia Hư Thực, biện Hàn Nhiệt. Trong thời Chiến Quốc, cách chẩn đoán: Vọng, Văn, Vấn, Thiết , tức nhìn, ngửi, nghe, hỏi, bắt mạch, được người ta gọi là phương pháp "Tứ Chẩn" đã định hình, trong cuốn "Hoàng Đế Nội Kinh" cũng có ghi chép tường tận. Kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh của mình, Trương Trọng Cảnh đã nâng cao môn Chẩn Đoán Học tới một trình độ mới, đã cung cấp bằng chứng cho việc Luận Trị Biện Chứng. Về cách chữa bệnh, Trương Trọng Cảnh đã sáng tạo 8 cách là: Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Ôn, Thanh, Bổ và Tiêu, được người đời sau gọi là "Bát Pháp". Đây là "Luận Trị". Cách Hãn là dùng thuốc làm cho người bệnh ra mồ hôi. Cách Thổ là dùng thuốc khiến người bệnh nôn mửa chất độc và thức ăn khó tiêu trong dạ dày. Cách Hạ là dùng thuốc uống hay thuốc bôi ngoài khiến người bệnh tháo dạ. Cách Hòa là điều hòa và hóa giải, dùng thuốc khá ôn hòa để giảm nhẹ bệnh tình. Cách Ôn là dùng thuốc ôn nhiệt trợ giúp dương khí và trừ khử hàn tà. Cách Thanh là dùng thuốc hàn mát chữa bệnh nhiệt nóng bên trong. Cách Bổ là dùng thuốc bổ khí huyết âm dương tạng phủ không đủ để khôi phục cân bằng âm dương hoặc phù chính khử tà. Cách Tiêu là dùng thuốc tiêu dẫn và tan kết đọng để chữa các chứng đầy hơi, ngưng nước, đọng máu, tích thực v.v.. Cuốn "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận" cũng có thành tựu nổi bật về mặt dùng thuốc, cả thảy đã ghi 375 bài thuốc và 214 loại thuốc, còn quy định khá nghiêm ngặt khi pha chế, lượng thuốc, thay đổi hay thêm bớt của loại thuốc. Trương Trọng Cảnh được các người đời sau gọi là Ông Tổ của Phương Tế Học, đến nay một số bài thuốc vẫn còn sử dụng. Cuốn "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận" đã tổng kết một cách hệ thống lý luận Y Học và kinh nghiệm chữa bệnh lâm sàng trước đời nhà Hán, đã đặt cơ sở cho Trị Liệu Học Trung Y, người đời sau có cách nói: "Lý có "Nội Kinh", Pháp nhờ Trọng Cảnh". Trong thời kỳ hơn 1700 năm sau, cuốn sách này không ngừng được chỉnh lý và chú giải, theo thống kê có đến hơn 700 trước tác nghiên cứu. Cuốn "Thương Hàn Tạp Bệnh Luận" lưu truyền ra nước ngoài, trong đời nhà Đường, tăng lữ văn học Nhật đem cuốn sách này về Nhật, đã gây ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của cuốn "Hán Phương Y" của Nhật. Thuở nhỏ ham học, mười mấy tuổi đầu đã thông hiểu nhiều sách, nhất là sách về y học. Đời Hán Linh đế, ông được tiến cử chức Hiếu Liêm, về sau là Thái thú Trường Sa. Nhưng cả đời ông chủ yếu là theo sự nghiệp y học. Lúc nhỏ, ông từng đọc thấy trong sách sử chuyện Biển Thước xem biết bệnh của Tề Hoàn hầu, ông hết sức khâm phục y thuật cao siêu của Biển Thước, giỏi xem khí sắc của người mà chẩn đoán bệnh tật, và nảy sinh ý niệm học ngành y. Ông theo học thuốc với người đồng hương là danh y Trương Bá Tổ, được thầy truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật. Ông học giỏi đến mức, về mặt chẩn đoán và ra đơn thuốc điều trị vượt hơn cả người thầy. Ông hành nghề vào cuối đời Đông Hán. Lúc đó, các nước tranh nhau, chiến tranh liên miên làm cho bệnh dịch lưu hành, người ta chết rất nhiều, thậm chí chết hết cả họ. Gia tộc của ông có hơn 200 ngươi,từ năm Kiến An (công nguyên 196) đến sau, chưa đầy 10 năm đã chết mất hai phần ba, trong đó chết vì bệnh thương hàn là bảy phần mười. Trước cảnh tượng đau thương ‘người đắm chìm trong tang tóc, muốn cứu mà không cứu được, ông càng quyết tâm tìm học. ông nghiên cứu sâu về các sách y học xưa như ‘Tố Vấn’, ‘Cửu Quyển’, ‘Bát Thập Nhất Nan’, ‘Âm Dương Đại Luận’, ‘Thai Lô Dược Lục’, rút ra những hiểu biết phong phú, rồi thu nhặt các phương thuốc danh tiếng xưa nay và các phương thuốc kinh nghiệm trong dân gian, kết hợp với kinh nghiệm của các y gia đương thời và của mình đã tích lũy trong nhiều năm, biên soạn một bộ sách thuốc vĩ đại chưa từng có ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ bao quát hai phần là ‘thương hàn’ và ‘tạp bệnh’. Sách viết xong, trải qua binh hỏa chiến loạn, bị mất đi phần nào. Về sau, ở đời Tấn, Vương Thúc Hòa lượm lặt, chỉnh lý, viết lại. Đến đời Tống là hai quyển sách thuốc hiện còn đến nay là  ‘Thương Hàn Luận’ và ‘Kim Quỹ Yếu Lược’. Quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ của Trương Trọng Cảnh đã tổng kết một cách có hệ thống những kinh nghiệm phong phú của ngành y học Trung Quốc từ đời nhà Hán trở về trước, xác định nguyên tắc cơ bản của Trung y, biện chứng điều trị, đã phong phú hóa và phát triển lý luận y học và phương pháp trị liệu, đặt vững cơ sở các khoa lâm sàng của Trung y, là một bộ kinh điển y học trứ danh. Bộ sách đã cống hiến lớn lao cho sự phát triển học thuật Trung y. Hơn 1700 năm nay, sách này luôn được y giới các đời tôn sùng. Trước mắt, sách này vẫn là một tài liệu dạng học kinh điển chủ yếu của Học viện Trung y Trung Quốc. Đối với y học thế giới, nhất là sự phát triển ngành y của các nước châu Á, sách ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’ cũng có ảnh hưởng sâu xa. Nhật Bản đến nay vẫn thích dùng các đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh để trị bệnh. Hai bài thuốc nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh Trong giới y học cổ truyền Việt Nam chắc không ai là không biết, không thuộc hai bài thuốc cổ phương Bát vị và Lục vị, một bài đại diện cho chứng âm hư, một bài đại diện cho chứng dương hư. Nhưng xuất xứ 2 bài thuốc thì chưa chắc ai cũng biết. Vậy 2 bài thuốc cổ phương này ra đời trong hoàn cảnh nào? Năm 2006 trước Công nguyên thời Tây Hán, Hán Vũ Đế tên thật là Lưu Triệt, sách sử ghi rằng Lưu Triệt muốn cho mình khỏe mạnh, cải lão hoàn đồng nên đã uống nhiều “đan sa”, biến chứng phát sốt dữ dội, khát nước nhiều, đi tiểu liên tục mà không thuốc nào chữa khỏi. Trương Trọng Cảnh bấy giờ là đại phu chữa bệnh cho Lưu Triệt đã nghĩ ra hai phương thuốc: bát vị và lục vị. Nhờ thế mà nhà vua đã khỏi bệnh. Nguyên văn hai bài thuốc như sau: “Bài thuốc Bát vị quế phụ”: Thục địa 8 chỉ, hoài sơn 4 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan bì 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ, quan quế 1 chỉ, phụ tử 1 chỉ.Tất cả 8 vị thuốc tốt nên gọi là bát vị. Cách sao tẩm như sau: Thục địa thứ tốt tẩm gừng tươi sao khô. Hoài sơn tẩm nước cơm sao khô. Sơn thù bỏ hạt, tẩm rượu sao khô. Trạch tả tẩm nước muối loãng sao khô. Bạch linh tẩm sữa con so sao khô. Phụ tử đã chế mới đem dùng. Chủ trị: Chân thận hỏa hư, chân thủy vượng làm cho mỏi mệt. Hạ bộ hàn lãnh, đau lưng, mỏi gối, lưng lạnh, đái đêm nhiều. Đại tiện phân lỏng, bần thần nặng đầu, hay quên, lừ đừ, ngái ngủ. Bài thuốc tồn tại cho tới ngày nay đã hơn 2000 năm. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác khi xưa đánh giá rất cao bài bát vị và đã dùng bài thuốc này chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Ông dùng bài “bát vị” làm xương sống, căn cứ vào chứng mà gia giảm. Sau đây là phép gia giảm của Hải Thượng Lãn Ông: - Tạng thận yếu mà đi lị lâu tăng vị Thăng ma, Phá cố chỉ đều 2 chỉ (2 chỉ = 3,75g). - Mạch xích 2 bên hồng mà sác là chân âm kém, bội Quế, Phụ tử lên 2 chỉ. - Mạch bộ thốn bên trái vô lực là khí, tạng can suy nhược, bội Sơn thù lên 3 chỉ. - Mạch bộ quan bên phải vô lực là tỳ vị hư yếu, bội Phục linh, Trạch tả lên 2 chỉ. - Hỏa dạ dày quá mạnh mà thành hoàng đản, sốt về chiều, miệng lở, chóng đói, bội Mẫu đơn. - Khí dạ dày yếu mà lạnh (hư hàn), đầy trướng, sôi bụng bội Phục linh, Trạch tả lên 2 chỉ, lại bội Quế, Phụ tử thêm 1 chỉ. Dương suy, tinh kém thêm Lộc nhung, Tử hà sa. Tạng thận yếu không đem được nguyên khí về chỗ, đi tiểu nhiều, thở suyễn, nôn ọe bội Ngũ vị tử, Ngưu tất. “Bài lục vị” Trương Trọng Cảnh dùng bài “bát vị” nhưng bỏ đi 2 vị Quế và Phụ tử. Còn lại 6 vị gọi là bài “Lục vị”. Bài thuốc: Hoài sơn 4 chỉ, Thục địa 8 chỉ, Sơn thù 4 chỉ, Đan bì 3 chỉ, Trạch tả 3 chỉ, Bạch linh 3 chỉ. Chủ trị: Thận thủy suy kém, tinh khô, huyết kiệt đau lưng, mỏi gối, di tinh, khát nhiều, đái rắt, can thận suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, phát sốt, nóng âm, da, tóc khô xỉn, mắt mũi nám đen, lưỡi khô ráo khát. Đối với phụ nữ nhan sắc ngày càng tàn tạ, nóng nảy, các chứng trẻ em chậm biết đi, tóc mọc chậm, chậm biết nói... Phép gia giảm của Hải Thượng Lãn Ông: - Người gầy đen, khô táo thêm thục địa, bớt Trạch tả. - Tính nóng nảy, hay cáu giận bớt Sơn thù thêm Đan bì, Bạch thược, Sài hồ mỗi vị 2 chỉ. - Lưng mỏi thêm Đỗ trọng tẩm muối sao. - Tì vị hư yếu, ăn ít mà ngoài da lại khô xỉn tăng Hoài sơn. - Chứng đại đầu thống (nhức đầu quá mạnh), nếu người bệnh yếu lắm không nên dùng nhiều thuốc lạnh, mát mà chỉ nên dùng lục vị nhưng bội thêm Thục địa, Mẫu đơn bì, Trạch tả, Huyền sâm, Ngưu tất mỗi vị 3 chỉ. Nếu hỏa quá mạnh thêm Tri mẫu, Hoàng bá mỗi vị 2 chỉ. - Phụ nữ huyết khô, kinh bế, thiếu máu, xây xẩm ăn kém thêm Xuyên quy, Bạch chỉ mỗi vị 2 chỉ, Quế tốt 1 chỉ. - Chứng bạc đầu, rụng tóc thêm Hà thủ ô 2 chỉ nhưng phải uống cho nhiều (vài chục thang) có thể hồi xuân. - Mờ mắt thêm Kỷ tử, Cúc hoa, Sài hồ, mỗi vị 2 chỉ. Hải Thượng Lãn Ông nói: Tôi kinh nghiệm hằng 30 năm, chữa khỏi được nhiều bệnh trầm trọng, cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu âm và dương, cũng chỉ trông vào 2 bài “bổ thủy và bổ hỏa” (Bát vị và Lục vị) khác biệt với các thầy khác mà thôi! Vậy thủy hỏa là căn bản để sinh ra con người, nhưng thủy là chân của hỏa cho nên phải tương giao mà không lìa được nhau. Lại phải quân bình mà không bên nào được hơn lên. Tính của hỏa bốc lên thì phải đem trở xuống. Tính của thủy nhuận xuống thì phải đem trở lên. Hỏa ở trên, thủy ở dưới gọi là tương giao tức thủy hỏa ký tế (nước và lửa đã làm xong việc). Hỏa ấy gọi là dương khí, thủy ấy gọi là âm khí, 2 bên cần phải có nhau, dựa vào nhau thì gọi là âm dương hòa bình. Người nào chân âm của tạng thận không đầy đủ tức bổ mạch xích bên trái hư yếu, đi tế, sác thời dùng bài “Lục vị”. Còn người nào chân dương không đầy đủ, tức hỏa mệnh môn không được đầy, bổ mạch xích bên phải đi tế, sác thì dùng bài “Bát vị”. Hải Thượng Lãn Ông nói thêm: Xem như thế mới biết bách bệnh đều bởi hư yếu mà ra. Mà hư yếu phần nhiều bởi tạng thận. Nội kinh nói: “Gặp chứng hư yếu phải bội tạng thận để giữ lấy mệnh môn". Nội kinh nói thêm: “Việc làm thuốc mà biết được yếu lĩnh thì mọi cái là xong. Không biết được yếu lĩnh thì man mác vô cùng!”. Hải Thượng Lãn Ông kết luận: “Đem phương pháp để chữa một bệnh suy rộng ra có thể chữa được bách bệnh. Mà phương pháp chữa được bách bệnh về căn bản cũng như chữa được một bệnh vậy!”.   DANH SƯ CAO ĐỒ Trương Trọng Cảnh từ nhỏ theo Trương Bác Tổ học y. Trương Bá Tổ vừa là thầy lại vừa là bác của Trương Trọng Cảnh, rất nghiêm khắc đối với Trọng Cảnh. Trương Trọng Cảnh ban ngày theo bá phụ trị bệnh cho dân chúng, buổi tối dưới ánh đèn chăm chỉ học y thư, nên y thuật tiết bộ rất nhanh. Một hôm, gặp một bệnh nhân cao tuổi, thầy và trò thấy tinh thần người bệnh ủy mị, môi miệng khô, trán nóng bỏng tay. Trương Bá Tổ sau khi khám nói rằng: “Bệnh tà đã nhập vào vị tràng, nhiệt thịnh thương tân, phân khô không thể tống ra, chỉ có dùng thuốc tả hạ mới có thể cho đại tiện thông sướng. Nhưng bệnh nhân tuổi cao, thân thể lại hư, uống thuốc tả hạ có thể chịu được không, cân nhắc nhiều lần, không đưa được chủ ý. Trương Trọng Cảnh đứng ở bên cạnh, thấy bác mình bó tay ngồi nhìn nghĩ một lát, nói với bác: “Cháu có một cách”, rồi nói rành rọt cách nghĩ của bản thân cho bác nghe. Trương Bá Tổ nghe xong phấn khởi nói: “được! cháu mau đi trị bệnh đi”. Trương Trọng Cảnh cầm lại một thìa mật ong, cho vào trong một nồi đồng, một mặt đun nhỏ lửa, một mặt dùng đũa quấy đảo. Ước chừng sau qua một khắc, mật ong nấu thành dạng hồ sền sệt đặc dính. Nhân lúc còn nóng, nặn mật ong thành dải nhỏ dài, nhét nhè nhẹ vào trong hậu môn bệnh nhân. Khoảng qua thời gian một bữa cơm, trong bụng của bệnh nhân phát ra tiếng lục bục, rất nhanh, đi ngoài ra một đống phân, bệnh tình giảm nhẹ một nửa, chưa được vài ngày, người bệnh khỏe lên. Trương Bá Tổ xem cháu dùng phương pháp điều trị kỳ diệu như vậy trị khỏi bệnh, nói một cách phấn khởi “tài quá, cháu mạnh dạn sáng tạo như vậy, có người kế tục Trung Y rồi”.

5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan

5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan

Nhờ thói quen uống trà gừng, ăn đủ ba bữa, đi ngủ sớm, chăm chút làn da và tập thể dục, diễn viên Đài Loan Trần Ý Hàm trẻ đẹp ở tuổi U50.

Xuất hiện trong show Đạp gió 2023 (có Chi Pu tham gia), Trần Ý Hàm gây chú ý với làn da căng bóng, vóc dáng thon gọn.

Bí quyết có vẻ ngoài trẻ trung được nữ diễn viên tiết lộ, như sau:

Ăn đủ ba bữa theo chế độ cân bằng

Thói quen ăn ba bữa một ngày được Trần Ý Hàm duy trì từ nhỏ. Tuy nhiên, "chị đẹp" không ăn uống tùy tiện mà chú trọng đến sự cân bằng, nạp vitamin, chất xơ cho cơ thể thông qua các món rau củ quả tươi. Cô tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, cho rằng đây là tác nhân gây bệnh tật, tàn phá sức khỏe cũng như khiến phụ nữ xuống sắc.

Riêng với bữa tối, Trần Ý Hàm thường ăn sớm để đảm bảo cho cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng, tránh gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition gần đây cho thấy, ăn tối sớm hơn có thể khiến con người sống thọ hơn, với thời điểm lý tưởng là 19h. Nếu không thể ăn vào giờ này, các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng bữa cuối cùng trong ngày cách lúc đi ngủ 2-3 giờ.

Uống trà gừng

Để cơ thể luôn được giữ ấm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, Trần Ý Hàm lựa chọn uống trà gừng mỗi ngày.

Món trà gừng của cô thường được pha chế với các nguyên liệu như gừng xay, trà đen, bột nghệ và đường nâu. Thức uống này cũng là phương thuốc tự nhiên, vừa hữu hiệu trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống viêm vừa có thể đẩy lùi quá trình oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, đẹp da, giúp người đẹp trẻ trung hơn so với tuổi.

Trần Ý Hàm ở tuổi 41. Ảnh: Weibo

Chăm tập thể dục thể thao

Trần Ý Hàm là một tín đồ cuồng thể thao, yêu thích vận động và tập thể dục mỗi ngày, ngay cả khi đang mang thai. Mỹ nhân xứ Đài cho biết nếu không bận công việc, ngày nào cô cũng chạy bộ ít nhất 30 phút. Thậm chí khi ra nước ngoài, cô cũng duy trì thói quen chạy bộ.

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra rằng, người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người không chạy. Bộ môn tác dụng rõ rệt trong việc giảm cân, giúp duy trì ngoại hình cân đối, săn chắc cơ, thư giãn đầu óc, tốt cho tim mạch.

Ngoài đi bộ, Trần Ý Hàm thường xuyên bơi lội, tập yoga, leo núi... để rèn luyện thể chất và duy trì vóc dáng, sức bền cho cơ thể.

Chăm sóc da

Chia sẻ về bí quyết dưỡng da căng bóng, nữ diễn viên cho biết cô đặc biệt chú trọng vấn đề dưỡng ẩm. Người đẹp Đài Loan tiết lộ cô luôn mang theo xịt khoáng bên mình để đảm bảo da luôn được cấp ẩm đầy đủ khi hoạt động ngoài trời.

Một nghiên cứu của chuyên gia Viện Da liễu Anh đã chỉ ra việc dưỡng ẩm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm các nếp nhăn trên da mặt, làm chậm dấu hiệu lão hóa, giúp da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh giữ ẩm, nữ diễn viên cũng duy trì thói quen rửa mặt sạch bằng nước lạnh bất kể trời lạnh hay nóng, mục đích để da được săn chắc mịn màng, se khít lỗ chân lông.

Đi ngủ sớm

Là một người rất chú ý đến việc tập thể dục thể thao để giữ dáng và nâng cao sức khỏe, Trần Ý Hàm không xem nhẹ vai trò của giấc ngủ.

Cô cho biết nếu chỉ tập thể dục mà thường xuyên đi ngủ muộn, sức khỏe vẫn bị tàn phá, nhan sắc cũng nhanh chóng xuống cấp. Chính vì thế, "chị đẹp" thường đi ngủ sớm để cơ thể được phục hồi và tạo điều kiện tốt nhất cho da được tái tạo.

Theo thói quen, người đẹp sinh năm 1982 thường đi ngủ trước 22h. Cô sẽ dậy sớm để tập thể dục vào buổi sáng hôm sau, chuẩn bị năng lượng sẵn sàng cho một ngày mới.

Lắp ngón chân thành ngón tay cho bệnh nhân

Lắp ngón chân thành ngón tay cho bệnh nhân

HÀ NỘI| Người phụ nữ 45 tuổi, bị đứt rời ngón tay cái, được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lấy ngón chân thứ hai chuyển lên ghép nối thành công.

Ngày 15/5, bác sĩ Hoàng Hồng, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân bị tai nạn lao động 7 tháng trước khiến cuộc sống đảo lộn.

Người bệnh bị mất ngón cái tay trái, dây thần kinh chi phối ngón tay này cũng bị tổn thương. "Tai nạn khiến người phụ nữ không thể cầm nắm, thậm chí tự buộc tóc do ngón tay trái chiếm 50% chức năng bàn tay", bác sĩ nói. Ngoài ra, ngón tay luôn có cảm giác đau nhức khiến người bệnh khó chịu.

Sau hội chẩn, kíp phẫu thuật vi phẫu chuyển ngón thứ hai bàn chân trái lên tay, tái tạo ngón cái tay trái cho bệnh nhân. Theo bác sĩ, kích thước ngón chân trái gần giống với ngón tay cái còn lại, đảm bảo được chức năng của bàn chân cho ngón, không bị tổn thương.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tăng cường vận động, ngón tay phục hồi tốt, có thể gấp, duỗi và cầm nắm được đồ vật.

Hình ảnh Xquang bàn tay bệnh nhân trước phẫu thuật. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Hình ảnh Xquang bàn tay bệnh nhân trước phẫu thuật. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ cho biết mổ chuyển ngón chân lên tạo hình ngón tay là một thử thách đối với các phẫu thuật viên, đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu. Ngoài mục tiêu phục hồi chức năng và cảm giác, các bác sĩ phải cân nhắc tính thẩm mỹ để cho ngón ghép phù hợp với các ngón khác, tương đồng với ngón cái còn lại, hạn chế di chứng sau ghép.

Sau một tháng, bệnh nhân có thể cầm nắm, sinh hoạt với ngón cái mới, tiếp tục tập phục hồi chức năng để cải thiện khả năng vận động tốt hơn.

Vân nam bạch dược  

Cơn sốt liên hoa thanh ôn ở Trung Quốc

Cơn sốt liên hoa thanh ôn ở Trung Quốc

P'medic| theo Zing news

Chính quyền Trung Quốc đang tăng cường sản xuất và phân phối loại thuốc truyền thống Lianhua Qingwen (liên hoa thanh ôn) nhằm kiểm soát làn sóng lây lan của đại dịch Covid-19.

Liên hoa thanh ôn là một trong số các loại thuốc truyền thống được chính phủ Trung Quốc cấp phép sử dụng để điều trị Covid-19. Ảnh: Bloomberg.
Liên hoa thanh ôn là một trong số các loại thuốc truyền thống được chính phủ Trung Quốc cấp phép sử dụng để điều trị Covid-19. Ảnh: Bloomberg.
Theo South China Morning Post, chính quyền tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc đang tiến hành phân phối hàng chục nghìn hộp thuốc liên hoa thanh ôn cho người dân tại các khu vực có dịch. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng chính thức cấp phép sử dụng loại thuốc này để điều trị Covid-19. Vào tuần trước, một nhóm chuyên trách của chính phủ đã phê chuẩn việc phân phối hơn 500.000 hộp thuốc liên hoa thanh ôn cùng 1 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Một số người muốn chính quyền đẩy mạnh việc cung cấp các loại thuốc hạ sốt như paracetamol - đang trong tình trạng khan hiếm do nhu cầu mua tăng cao của người dân. Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Trung Quốc (NMPA) cho biết có đủ các nguyên liệu cần thiết để sản xuất 2 loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng là ibuprofen và paracetamol. Theo Global Times, cơ quan này vẫn đang trong quá trình đẩy mạnh sản xuất các loại dược phẩm này trong bối cảnh nhu cầu trên thị trường tăng mạnh. Chính quyền tỉnh Vân Nam vào hôm 22/12 thừa nhận đang xảy ra tình trạng thiếu hụt các loại thuốc như ibuprofen và paracetamol, nhưng cam kết nỗ lực để cung cấp đủ thuốc cho người dân. Theo China Daily, người dân sinh sống tại thủ đô Bắc Kinh cũng gặp khó khăn để tìm mua các loại thuốc hạ sốt thông thường như ibuprofen, buộc các hãng dược phẩm trong nước phải đẩy mạnh năng lực sản xuất các loại thuốc này.
Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, người dân đang gặp khó khăn để tìm mua các loại thuốc hạ sốt thông thường như ibuprofen và paracetamol. Ảnh: Reuters.
dai dich Covid-19 anh 1
dai dich Covid-19 anh 1
Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, người dân đang gặp khó khăn để tìm mua các loại thuốc hạ sốt thông thường như ibuprofen và paracetamol. Ảnh: Reuters.
Liên hoa thanh ôn bắt đầu được nhiều người tìm mua sau khi được cho vào hướng dẫn điều trị các triệu chứng như ho và sốt của Covid-19 do chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 4/2020. Đầu năm nay, loại thuốc này cũng được thêm vào gói hỗ trợ phòng chống đại dịch được cấp cho các hộ gia đình ở đặc khu hành chính Hong Kong khi khu vực này đối mặt với một làn sóng lây nhiễm lớn. Trả lời South China Morning Post vào đầu tháng 12, Liu Qingquan, chủ tịch Bệnh viện Y học Cổ truyền thủ đô Bắc Kinh, cho biết có rất nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị Covid-19. "Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng. Các loại thuốc này đều có hiệu quả trong việc điều trị biến thể Omicron của Covid-19", bác sĩ Liu cho biết.

Những người trẻ ‘không xu dính túi’ vào cuối tháng

TRUNG QUỐC- Eric Hsu, 38 tuổi, nhớ lại khoảng thời gian khi còn 10 ngày nữa mới được nhận lương, chỉ còn 32 tệ trong ví và không có chút tiền tiết kiệm nào.

"Tôi dùng số tiền còn lại mua bánh mì để ăn qua ngày cho đến khi có lương," anh chia sẻ.

Hsu tin rằng lương mình ở mức trung bình cao nhưng cảm thấy lúc nào cũng trong cảnh nghèo túng. Anh thuộc về một nhóm người, thường là trẻ và độc thân, được gọi là "yue guang zu -月光族" (nguyệt quang tộc - moon clan), từ chỉ những thanh niên độc thân rơi vào cảnh "nhẵn túi" mỗi cuối tháng, lương tháng nào tiêu hết tháng đó.

Chung Chi Nien, giáo sư Trường Đại học Bách khoa Hong Kong, cho biết thuật ngữ này có nguồn gốc từ Đài Loan nhưng thường được sử dụng ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo, ước tính 40% thanh niên độc thân ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đang tiêu hết tiền lương mỗi tháng. "Hành vi này rất khác với cha mẹ họ, những người tiết kiệm từng đồng kiếm được" ông Chung cho biết.

Ông cũng cho hay, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng khiến nhiều người có nguy cơ gia nhập nhóm "yue guang zu", đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Một nhân viên văn phòng ăn trưa tại căng tin Công viên Phần mềm Vũ Hán. Ảnh:VCG Một nhân viên văn phòng ăn trưa tại căng tin Công viên Phần mềm Vũ Hán. Ảnh:VCG

Đối với A-Jin, 34 tuổi, ở Đài Loan làm việc trong ngành dịch vụ, các chi phí cố định như bảo hiểm, tiện ích và đi lại đã chiếm hơn một nửa mức lương 30.000 Đài tệ (khoảng 23 triệu đồng) mỗi tháng của cô. "Tôi sẽ chỉ còn lại 10.000 Đài tệ (7 triệu đồng) một tháng cho tiền ăn và các chi phí khác. Ăn ngoài mất khoảng 300 Đài tệ (230.000 đồng) một ngày. Không có cách nào để tiết kiệm," cô chia sẻ.

Nhưng đối với một số người khác, chính tâm lý "bạn chỉ sống một lần" (YOLO- You Only Live Once) đang thúc đẩy họ chi tiêu quá mức, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc mắc nợ.

Kể từ khi Hsu bắt đầu đi làm công việc kỹ sư xây dựng cách đây 10 năm, anh đã phải vật lộn để tiết kiệm nhằm cố gắng trả các khoản nợ sinh viên. Nhưng khi một chấn thương đầu gối nghiêm trọng khiến anh phải nghỉ việc không lương trong hai tuần, Hsu nhận ra rằng mình không thể tự nuôi sống bản thân.

"Tôi nghĩ, sao không sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mọi thứ và khiến cuộc sống dễ dàng hơn?", chàng trai nói. Rồi anh đã có bốn thẻ tín dụng và phải chi 70% tiền lương mỗi tháng để trả những khoản nợ đó.

Hsu thừa nhận rằng trong khi một nửa khoản nợ của anh ấy là dành cho các chi phí cần thiết hàng ngày, thì nửa còn lại là do "những lựa chọn và mong muốn về lối sống." "Tôi đã mất kiểm soát" anh nói.

Giáo sư Chung cho biết, khái niệm "yue guang zu" phản ánh sự vỡ mộng mà giới trẻ cảm thấy về cuộc sống ngày nay. Nó giống như các thuật ngữ khác đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong hai năm qua, chẳng hạn như "nằm thẳng".

Trong bối cảnh Đông Á, thế hệ cha mẹ của giới trẻ ngày nay đã trải qua quá trình công nghiệp hóa rất thành công và hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống của mình. Nhưng đó là một thực tế khác đối với thế hệ hiện tại. "Họ nhìn thấy thành công của cha mẹ mình, nhưng đơn giản là không thể đạt được điều đó. Có một khoảng cách rất lớn giữa kỳ vọng và thực tế", Chung Chi Nien nói.

"Yue guang zu" tồn tại chủ yếu là do giới trẻ không thể sở hữu nhà do thiếu nhà ở giá rẻ. "Kỳ vọng mua được nhà riêng, kết hôn và xây dựng gia đình riêng giờ đã quá xa vời," giáo sư Chung nói. Những người trẻ tuổi thà từ bỏ giấc mơ đó và tiêu tiền vào những thứ mà họ chắc chắn sẽ có được ngày hôm nay. Những thứ này được gọi là "xiao que xin", có nghĩa là "hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn."

Đó có thể là bất cứ thứ gì, từ việc mua một tách cà phê Starbucks đến một chuyến du lịch nước ngoài, những thứ sẽ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc nhỏ nhoi để bù đắp cho việc không thực hiện được mục tiêu sống.

"Bạn sẽ chỉ nghiêm túc làm điều gì đó nếu có mục tiêu rõ ràng. Làm ra tiền cũng vô ích nếu không tiêu nó," Hsu chia sẻ quan điểm của mình.

A-Jin cho biết cô không có mục tiêu tài chính hay cuộc sống dài hạn nào và đã hoàn toàn từ bỏ việc mua nhà riêng. "Miễn là có thức ăn và no bụng, tôi sẽ không chết. Đối với tôi thế là đủ", cô nói. A-jin cũng chỉ nghĩ đơn giản là tìm cách tử tế hơn với bản thân mình.

Đối với Hsu, những ngày khó khăn nhất đã qua. Rút kinh nghiệm, anh đã hủy thẻ tín dụng của mình hai năm trước và cam kết tiết kiệm một phần ba tiền lương mỗi tháng của mình.

Tuy nhiên, anh vẫn coi mình là một phần của nhóm "yue guang zu" vì vẫn không chắc liệu mình có sống sót sau một trường hợp khẩn cấp khác hay không. Hsu chia sẻ: "Tôi vẫn chưa có mục tiêu tài chính dài hạn nào. Ưu tiên của tôi là thanh toán nốt số nợ thẻ tín dụng còn lại".

"Không biết liệu mình có đủ tiền mua thức ăn cho đến ngày lĩnh lương tiếp theo hay không là một tình cảnh rất đáng sợ, nhưng đó là hình phạt của tôi," anh nói.

Đức Anh (Theo CNBC)

 

Tiêu chảy do vi khuẩn gây ngộ độc trong thực phẩm

Tác giả: P'medic, nhà thuốc Quôc'Dân

Trực khuẩn Salmonella

TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

EIEC Enteroinvassive E.coli (E.coli xâm nhập)
EHEC Enterohemorrhagic E.coli (E.coli gây xuất huyết đường ruột)
EPEC Enteropathogenic E.coli (E.coli gây bệnh)
ETEC Enterotoxigenic E.coli (E.coli sinh độc tố ruột)

ĐẠI CƯƠNG

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần/ngày. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, dẫn tới tử vong, đặc biệt ở trẻ em và người già.

CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP

Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn : Vibrio choleraeE. coliClostridium difficile, tụ cầu. Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E.coliCampylobacter, Yersinia

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm.

Lâm sàng:

Biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Nôn và buồn nôn. Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh: Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân. Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: Phân thường có nhầy, đôi khi có máu. Biểu hiện toàn thân:  Có thể sốt hoặc không sốt. Tình trạng nhiễm độc: Mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp. Tình trạng mất nước.

Lâm sàng một số căn nguyên thường gặp

Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn (hội chứng lỵ): Sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhầy máu. Tiêu chảy do tả: Khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo, không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng. Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: Thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt. Tiêu chảy do E. coli:  Tiêu chảy do E. coli sinh độc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi. Tiêu chảy do E. coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu (hội chứng lỵ). Tiêu chảy do Salmonella: Tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

Xét nghiệm

Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy căn nguyên. Xét nghiệm sinh hoá máu: Đánh giá rối loạn điện giải, suy thận kèm theo. Xét nghiệm phân: Soi phân: Tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng... Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay. Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân. Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải. Điều trị triệu chứng.

Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp

Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập. Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân. Liều dùng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho người lớn. Đối với trẻ em, tham khảo thêm “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” (Bộ Y tế 2009). Tiêu chảy do E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio spp. Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày (người >12 tuổi) : Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế:  Ceftriaxon đường tĩnh mạch (TM) 50 - 100 mg/kg/ngày x 5 ngày. TMP-SMX 0,96g x 2 lần/ngày x 5 ngày.  Doxycyclin 100 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Tiêu chảy do Clostridium difficile Thuốc ưu tiên: Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7 - 10 ngày. Thuốc thay thế:  Vancomycin 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7 - 10 ngày. Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn) Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền TM) x 5 ngày (người > 12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế:  Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày. Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em <12 tuổi). Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, paratyphi) Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày (người lớn >12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50 - 100 mg/kg/lần x 1 lần/ngày x 10 - 14 ngày. Tiêu chảy do vi khuẩn tả Hiện nay vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là: Nhóm Quinolon (uống) x 3 ngày (người > 12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em < 12 tuổi) Thuốc thay thế: Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày. Hoặc doxycyclin 300 mg liều duy nhất (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

Điều trị triệu chứng

Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh. Người bệnh mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL. Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer Lactat hoặc Ringer Acetat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1. Điều trị hỗ trợ Giảm co thắt: Spasmaverin. Làm săn niêm mạc ruột: dioctahedral smectit Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamid.

PHÒNG BỆNH

Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống nước đã đun sôi. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cải thiện hệ thống cấp thoát nước. Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cunha, B.A(2006), Antimicrobial therapy 2006, Philadelphia, PA: Saunders. xiv, p. [1049]-1289. Kasper, D.L., A.S. Fauci, and T.R. Harrison (2010), Harrison's infectious diseases, 1294 p., McGraw-Hill Medical, New York. Mandell, G.L., J.E. Bennett, and R. Dolin (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases. 7th ed2010, Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier. Papadakis, M., et al.(2013), Current Medical Diagnosis and Treatment 2013, McGraw-Hill Medical Publishing Division McGraw-Hill Companies, The Distributor: New York Antibiotic Essentials 2011.

ĐỊNH SUYỄN CHỈ THẤU HOÀN hen xuyễn ơi, chào tạm biệt

ĐỊNH SUYỄN CHỈ THẤU HOÀN hen xuyễn ơi, chào tạm biệt Thành phần: Vỏ Anh túc, Thạch cao, Ma hoàng, Khổ hạnh nhân (sao bỏ vỏ), Trần bì, Ngũ vị tửn (chế giấm), Sa nhân, Cam thảo Công dụng: Nhuận phế, định suyễn, chỉ thấu (giữ ẩm cho phổi, làm dịu cơn hen suyễn, giảm khó thở và hết ho). Đối tượng sử dụng: Người âm hư phế nhiệt, HEN SUYỄN, ho nhiều đờm, tức ngực nôn mửa, đờm đặc và dính, đêm ngủ không yên giấc, bứt rứt, khát nước. Cách dùng: Uống với canh lê hoặc nước ấm. Mỗi lần 1 gói (7,5g), ngày 2 lần. Liệu trình: tuỳ tình trạng mỗi người, thông thường từ 3-5 hộp. Sau khi hết hẳn ho có thể dùng thêm 1 hộp nữa để củng cố tác dụng. Quy cách đóng gói: Hộp 7,5g x 10 gói. Liên hệ 0988873815 để được tư vấn về sản phẩm
Back to Top
Product has been added to your cart