cùng nhà thuốc Quốc Dân THỰC HÀNH LÂM SÀNG ĐÔNG Y PHÂN TÍCH CA THIỆT CHẨN
THỰC HÀNH LÂM SÀNG cùng nhà thuốc Quôc' Dân
PHÂN TÍCH CA THIỆT CHẨN
Bệnh nhân nữ 32 tuổi, đến khám vì viêm cổ tử cung, sa tử cung
_______________________
Chú ý: Tôi không thần thánh mạch và lưỡi. Tôi chỉ xem mạch và lưỡi cuối cùng sau khi đã khám và vấn chẩn. Trên lâm sàng thực sự phức tạp, tôi không khuyến khích các bạn chỉ dựa vào mạch, hoặc chỉ dựa vào lưỡi để kê đơn.
Là bác sĩ hiện đại chúng ta nên có càng nhiều thông tin, các kết quả chụp chiếu xét nghiệm càng tốt. Chúng ta càng tiệm cận với nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều trường hợp vì quá tự tin mà chỉ xem lưỡi hoặc chỉ mạch, rồi cuối cùng nói chả đúng triệu chứng nào, kê đơn cũng không hiệu quả gì.
_______________________
Đầu tiên: Chất lưỡi bệnh nhân rất nhạt (bợt), thể hiện là dương hư, huyết hư.
Vùng 1: Đầu lưỡi hình tam giác, thể hiện suy nghĩ nhiều, can khí không điều đạt.
Vùng 2: Lưỡi rất mỏng, rêu lưỡi bong tróc. Lưỡi mỏng (cơ nhục) thuộc tỳ, Tỳ dương hư: Không muốn ăn, không ngon, đi ngoài phân sống, phân lỏng, nát, không thành hình.
Vị khí hình thành rêu lưỡi, rêu không không đều -> Vị khí tổn thương: Không muốn ăn, ăn không tiêu hóa được, hay đầy bụng.
Vùng 3: Vùng can đởm chất lưỡi nhạt hơn hẳn -> Can huyết hư, nhất định có vấn đề về kinh nguyệt. Đứng lên ngồi xuống sẽ chóng mặt, hoặc có thể trí nhớ giảm….
Vùng 4: Vùng tâm phế chất lưỡi rất nhạt và bị lõm xuống. Thể hiện
Tâm huyết hư: là hồi hộp, sợ sệt, Tâm phiền mất ngủ hay mê, dễ sợ hãi, chóng quên, hoa mắt chóng mặt….
Tâm dương hư: hồi hộp, cảm giác vùng Tim như rỗng không, sợ sệt, khó chịu vùng ngực, thân thể tay chân lạnh, đoản hơi thở gấp, tự ra mồ hổi, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt yếu sức…
Phế khí hư: ho suyễn đoản hơi, tiếng nói thấp nhỏ, tự ra mồ hôi, sợ gió, rất dễ cảm mạo…Phế chủ nhất thân chi khí, ở bệnh nhân này phù hợp với khí hư hạ hãm mà gây ra sa tử cung.
_______________________
Nhiều như thế thì điều trị như thế nào. Nhiều như thế nhưng chung lại bệnh nhân được chẩn đoán là: Dương hư, Khí hư, Huyết hư
Cơ thể là tổng hòa của các yếu tố. Nên trị pháp chung cho trường hợp này là: Ôn dương, Ích khí, Dưỡng huyết.
Ôn thận dương hay tỳ dương? Ích thận khí, phế khí hay tỳ khí? Dưỡng tâm huyết, can huyết? Câu trả lời phụ thuộc vào thời gian làm lâm sàng của mỗi người, phụ thuộc vào sở học của mỗi người.
Nếu là tôi thì tôi sẽ giai đoạn đầu sẽ là Ôn dương Ích khí. Giai đoạn sau mới Dưỡng huyết. Còn bạn?