Chào mừng đến với Nhà thuốc Quốc Dân. Kính chúc quý khách sức khỏe, vạn sự như ý!

Search

5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan

5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan

Nhờ thói quen uống trà gừng, ăn đủ ba bữa, đi ngủ sớm, chăm chút làn da và tập thể dục, diễn viên Đài Loan Trần Ý Hàm trẻ đẹp ở tuổi U50.

Xuất hiện trong show Đạp gió 2023 (có Chi Pu tham gia), Trần Ý Hàm gây chú ý với làn da căng bóng, vóc dáng thon gọn.

Bí quyết có vẻ ngoài trẻ trung được nữ diễn viên tiết lộ, như sau:

Ăn đủ ba bữa theo chế độ cân bằng

Thói quen ăn ba bữa một ngày được Trần Ý Hàm duy trì từ nhỏ. Tuy nhiên, "chị đẹp" không ăn uống tùy tiện mà chú trọng đến sự cân bằng, nạp vitamin, chất xơ cho cơ thể thông qua các món rau củ quả tươi. Cô tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, cho rằng đây là tác nhân gây bệnh tật, tàn phá sức khỏe cũng như khiến phụ nữ xuống sắc.

Riêng với bữa tối, Trần Ý Hàm thường ăn sớm để đảm bảo cho cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng, tránh gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition gần đây cho thấy, ăn tối sớm hơn có thể khiến con người sống thọ hơn, với thời điểm lý tưởng là 19h. Nếu không thể ăn vào giờ này, các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng bữa cuối cùng trong ngày cách lúc đi ngủ 2-3 giờ.

Uống trà gừng

Để cơ thể luôn được giữ ấm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, Trần Ý Hàm lựa chọn uống trà gừng mỗi ngày.

Món trà gừng của cô thường được pha chế với các nguyên liệu như gừng xay, trà đen, bột nghệ và đường nâu. Thức uống này cũng là phương thuốc tự nhiên, vừa hữu hiệu trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống viêm vừa có thể đẩy lùi quá trình oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, đẹp da, giúp người đẹp trẻ trung hơn so với tuổi.

Trần Ý Hàm ở tuổi 41. Ảnh: Weibo

Chăm tập thể dục thể thao

Trần Ý Hàm là một tín đồ cuồng thể thao, yêu thích vận động và tập thể dục mỗi ngày, ngay cả khi đang mang thai. Mỹ nhân xứ Đài cho biết nếu không bận công việc, ngày nào cô cũng chạy bộ ít nhất 30 phút. Thậm chí khi ra nước ngoài, cô cũng duy trì thói quen chạy bộ.

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra rằng, người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người không chạy. Bộ môn tác dụng rõ rệt trong việc giảm cân, giúp duy trì ngoại hình cân đối, săn chắc cơ, thư giãn đầu óc, tốt cho tim mạch.

Ngoài đi bộ, Trần Ý Hàm thường xuyên bơi lội, tập yoga, leo núi... để rèn luyện thể chất và duy trì vóc dáng, sức bền cho cơ thể.

Chăm sóc da

Chia sẻ về bí quyết dưỡng da căng bóng, nữ diễn viên cho biết cô đặc biệt chú trọng vấn đề dưỡng ẩm. Người đẹp Đài Loan tiết lộ cô luôn mang theo xịt khoáng bên mình để đảm bảo da luôn được cấp ẩm đầy đủ khi hoạt động ngoài trời.

Một nghiên cứu của chuyên gia Viện Da liễu Anh đã chỉ ra việc dưỡng ẩm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm các nếp nhăn trên da mặt, làm chậm dấu hiệu lão hóa, giúp da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh giữ ẩm, nữ diễn viên cũng duy trì thói quen rửa mặt sạch bằng nước lạnh bất kể trời lạnh hay nóng, mục đích để da được săn chắc mịn màng, se khít lỗ chân lông.

Đi ngủ sớm

Là một người rất chú ý đến việc tập thể dục thể thao để giữ dáng và nâng cao sức khỏe, Trần Ý Hàm không xem nhẹ vai trò của giấc ngủ.

Cô cho biết nếu chỉ tập thể dục mà thường xuyên đi ngủ muộn, sức khỏe vẫn bị tàn phá, nhan sắc cũng nhanh chóng xuống cấp. Chính vì thế, "chị đẹp" thường đi ngủ sớm để cơ thể được phục hồi và tạo điều kiện tốt nhất cho da được tái tạo.

Theo thói quen, người đẹp sinh năm 1982 thường đi ngủ trước 22h. Cô sẽ dậy sớm để tập thể dục vào buổi sáng hôm sau, chuẩn bị năng lượng sẵn sàng cho một ngày mới.

Lắp ngón chân thành ngón tay cho bệnh nhân

Lắp ngón chân thành ngón tay cho bệnh nhân

HÀ NỘI| Người phụ nữ 45 tuổi, bị đứt rời ngón tay cái, được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lấy ngón chân thứ hai chuyển lên ghép nối thành công.

Ngày 15/5, bác sĩ Hoàng Hồng, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân bị tai nạn lao động 7 tháng trước khiến cuộc sống đảo lộn.

Người bệnh bị mất ngón cái tay trái, dây thần kinh chi phối ngón tay này cũng bị tổn thương. "Tai nạn khiến người phụ nữ không thể cầm nắm, thậm chí tự buộc tóc do ngón tay trái chiếm 50% chức năng bàn tay", bác sĩ nói. Ngoài ra, ngón tay luôn có cảm giác đau nhức khiến người bệnh khó chịu.

Sau hội chẩn, kíp phẫu thuật vi phẫu chuyển ngón thứ hai bàn chân trái lên tay, tái tạo ngón cái tay trái cho bệnh nhân. Theo bác sĩ, kích thước ngón chân trái gần giống với ngón tay cái còn lại, đảm bảo được chức năng của bàn chân cho ngón, không bị tổn thương.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tăng cường vận động, ngón tay phục hồi tốt, có thể gấp, duỗi và cầm nắm được đồ vật.

Hình ảnh Xquang bàn tay bệnh nhân trước phẫu thuật. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Hình ảnh Xquang bàn tay bệnh nhân trước phẫu thuật. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ cho biết mổ chuyển ngón chân lên tạo hình ngón tay là một thử thách đối với các phẫu thuật viên, đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu. Ngoài mục tiêu phục hồi chức năng và cảm giác, các bác sĩ phải cân nhắc tính thẩm mỹ để cho ngón ghép phù hợp với các ngón khác, tương đồng với ngón cái còn lại, hạn chế di chứng sau ghép.

Sau một tháng, bệnh nhân có thể cầm nắm, sinh hoạt với ngón cái mới, tiếp tục tập phục hồi chức năng để cải thiện khả năng vận động tốt hơn.

Vân nam bạch dược  

Tiêu chảy do vi khuẩn gây ngộ độc trong thực phẩm

Tác giả: P'medic, nhà thuốc Quôc'Dân

Trực khuẩn Salmonella

TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI

EIEC Enteroinvassive E.coli (E.coli xâm nhập)
EHEC Enterohemorrhagic E.coli (E.coli gây xuất huyết đường ruột)
EPEC Enteropathogenic E.coli (E.coli gây bệnh)
ETEC Enterotoxigenic E.coli (E.coli sinh độc tố ruột)

ĐẠI CƯƠNG

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần/ngày. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, dẫn tới tử vong, đặc biệt ở trẻ em và người già.

CĂN NGUYÊN THƯỜNG GẶP

Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn : Vibrio choleraeE. coliClostridium difficile, tụ cầu. Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E.coliCampylobacter, Yersinia

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm.

Lâm sàng:

Biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Nôn và buồn nôn. Tiêu chảy nhiều lần, tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh: Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân. Tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập: Phân thường có nhầy, đôi khi có máu. Biểu hiện toàn thân:  Có thể sốt hoặc không sốt. Tình trạng nhiễm độc: Mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp. Tình trạng mất nước.

Lâm sàng một số căn nguyên thường gặp

Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn (hội chứng lỵ): Sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhầy máu. Tiêu chảy do tả: Khởi phát rất nhanh trong vòng 24 giờ, tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo, không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng. Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: Thời gian ủ bệnh ngắn 1-6 giờ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt. Tiêu chảy do E. coli:  Tiêu chảy do E. coli sinh độc tố ruột (ETEC): đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt. Bệnh thường tự khỏi. Tiêu chảy do E. coli (EIEC, EPEC, EHEC): sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu (hội chứng lỵ). Tiêu chảy do Salmonella: Tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

Xét nghiệm

Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng hay giảm tùy căn nguyên. Xét nghiệm sinh hoá máu: Đánh giá rối loạn điện giải, suy thận kèm theo. Xét nghiệm phân: Soi phân: Tìm xem có hồng cầu, bạch cầu, các đơn bào ký sinh, nấm, trứng ký sinh trùng... Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

Điều trị kháng sinh tùy căn nguyên. Cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay. Điều chỉnh lại kháng sinh nếu cần sau khi có kết quả cấy phân. Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải. Điều trị triệu chứng.

Sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn do một số căn nguyên thường gặp

Kháng sinh thường hiệu quả trong trường hợp tiêu chảy xâm nhập. Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân. Liều dùng kháng sinh ở đây chủ yếu áp dụng cho người lớn. Đối với trẻ em, tham khảo thêm “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” (Bộ Y tế 2009). Tiêu chảy do E. coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinia, Salmonella, Vibrio spp. Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm quinolon (uống hoặc truyền) x 5 ngày (người >12 tuổi) : Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế:  Ceftriaxon đường tĩnh mạch (TM) 50 - 100 mg/kg/ngày x 5 ngày. TMP-SMX 0,96g x 2 lần/ngày x 5 ngày.  Doxycyclin 100 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Tiêu chảy do Clostridium difficile Thuốc ưu tiên: Metronidazol 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7 - 10 ngày. Thuốc thay thế:  Vancomycin 250 mg (uống) mỗi 6 giờ x 7 - 10 ngày. Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn) Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền TM) x 5 ngày (người > 12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế:  Ceftriaxon (TM) 50-100 mg/kg/ngày x 5 ngày. Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em <12 tuổi). Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, paratyphi) Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) x 10-14 ngày (người lớn >12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Thuốc thay thế: Ceftriaxon (TM) 50 - 100 mg/kg/lần x 1 lần/ngày x 10 - 14 ngày. Tiêu chảy do vi khuẩn tả Hiện nay vi khuẩn tả đã kháng lại các kháng sinh thông thường, thuốc được lựa chọn hiện nay là: Nhóm Quinolon (uống) x 3 ngày (người > 12 tuổi): Ciprofloxacin 0,5 g x 2 lần/ngày. Hoặc norfloxacin 0,4 g x 2 lần/ngày. Hoặc azithromycin (uống) 0,5 g/ngày x 3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày x 3 ngày (cho trẻ em < 12 tuổi) Thuốc thay thế: Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày. Hoặc doxycyclin 300 mg liều duy nhất (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

Điều trị triệu chứng

Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước Phải đánh giá ngay và kịp thời xử trí tình trạng mất nước khi người bệnh đến viện và song song với việc tìm căn nguyên gây bệnh. Người bệnh mất nước độ I, uống được: bù dịch bằng đường uống, dùng dung dịch ORESOL. Người bệnh mất nước từ độ II trở lên, không uống được: bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Dung dịch được lựa chọn: Ringer Lactat hoặc Ringer Acetat. Ngoài ra: NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1. Điều trị hỗ trợ Giảm co thắt: Spasmaverin. Làm săn niêm mạc ruột: dioctahedral smectit Không lạm dụng các thuốc cầm tiêu chảy như loperamid.

PHÒNG BỆNH

Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm. Ăn chín, uống nước đã đun sôi. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cải thiện hệ thống cấp thoát nước. Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cunha, B.A(2006), Antimicrobial therapy 2006, Philadelphia, PA: Saunders. xiv, p. [1049]-1289. Kasper, D.L., A.S. Fauci, and T.R. Harrison (2010), Harrison's infectious diseases, 1294 p., McGraw-Hill Medical, New York. Mandell, G.L., J.E. Bennett, and R. Dolin (2010), Mandell, Douglas, and Bennett's principles and practice of infectious diseases. 7th ed2010, Philadelphia, PA: Churchill Livingstone/Elsevier. Papadakis, M., et al.(2013), Current Medical Diagnosis and Treatment 2013, McGraw-Hill Medical Publishing Division McGraw-Hill Companies, The Distributor: New York Antibiotic Essentials 2011.
Back to Top
Product has been added to your cart