LỊCH SỬ ĐÔNG A A GIAO bí phương trường thọ

LỊCH SỬ ĐÔNG A A GIAO
“A giao – huyết nhục hữu tình chi phẩm, tư bổ tối thậm!” (《Lâm Chứng Chỉ Nam Y Án》Thanh • Diệp Thiên Sỹ)
🔹 DẪN
🔎📘 Những năm Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch nhà Minh, y học thịnh hành trào lưu dùng thuốc “dĩ nhân bổ nhân”, như: Thu thạch, Tử hà sa,… Sống trong suốt giai đoạn ấy, Lý Thời Trân thực cảm vô cùng chán ngán trào lưu này. Cho nên, những gì liên quan tới các loại thuốc “đại bổ”, ông đều rất cẩn trọng và kiệm lời luận giảng hay tán thán!
• Vì vậy, trong tổng số 1892 vị thuốc cùng hơn 1 vạn phương dược của《Bản Thảo Cương Mục》, duy nhất ở mục “Phát Minh”, ông mới viện lời của Dương Sỹ Doanh tôn vinh A giao là “thánh dược”. Đồng thời ông đem A giao xếp đặt trước Nhân sâm, bởi theo ông: “A giao dục thần, Nhân sâm ích khí”. Điều này cho thấy, Lý Thời Trân đánh giá cao tác dụng của A giao đến mức độ nào!
🔹 NGUỒN GỐC – LƯU TRUYỀN
🔎🌿 A giao hay còn gọi là Lư bì giao, Phó tri giao, Cống giao,…đã ra đời từ lâu, tuy nhiên cụ thể từ khi nào rất khó khảo cứu rõ.
• Tây Hán, Vương Lưu An《Hoài Nam Tử》có câu: “A giao nhất thốn, bất năng chỉ Hoàng Hà chi trọc” ~ dẫn dịch ra có nghĩa là: “thuốc quý có linh nghiệm đến mấy, thì tác dụng của nó cũng không phải là vô tận”. Đây hiện là ghi chép sớm nhất về A giao trong sử tịch còn lưu lại đến ngày nay.
• Đông Hán, thánh y Trương Trọng Cảnh lâm sàng đã nghiệm chứng công dụng của A giao. Trong bộ《Thương Hàn Tạp Bệnh Luận》, ông phối dụng A giao trong 12 bài thuốc khác nhau để luận trị nội khoa tạp bệnh, phụ khoa đa chứng. Như các danh phương: Hoàng Liên A giao Thang, Giao Ngải Thang, Chích Cam Thảo Thang của ông vẫn được y gia nhiều đời trọng dụng.
• Đông Hán, sách《Thần Nông Bản Thảo Kinh》đem A giao liệt vào hàng “Thượng phẩm”, cho rằng A giao dùng lâu “thanh thân ích khí, diên niên ích thọ”.
• Nam Bắc triều, Đào Hồng Cảnh《Bản Thảo Kinh Sơ》viết: A giao “xuất Đông A, cố danh A Giao”.
• Đông A trấn nay thuộc huyện Bình Âm, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc – quê hương của chân A giao truyền thống. Ly Đạo Nguyên trong《Thủy Kinh Chú》còn ghi: “Đông A có cái giếng to như bánh xe ngựa, sâu hơn 20 mét, hàng năm lấy nước giếng này đem nấu cao dâng cống triều đình”.
🔹 CỔ PHÁP BÀO CHẾ

🌿📗 Ngày nay, công nghệ bào chế chân A giao vẫn được truyền thừa và duy trì qua nhiều thế hệ người bản địa. Theo cổ pháp: “Mùa xuân hàng năm, họ tinh tuyển những con lừa đen thuần chủng khỏe mạnh, cho chúng ăn cỏ từ núi Sư Nhĩ Sơn của trấn Đông A, uống nước sông Lang Hà. Tới mùa đông thì đem giết mổ lấy da, ngâm trong nước sông Lang Hà khoảng bốn năm ngày, đem cạo lông tẩy mỡ bẩn, sau đó ngâm tẩy thêm vài ngày cho sạch, cắt miếng, dùng nước giếng A Tỉnh và nước sông Lang Hà, đun bằng củi dâu trong 3 ngày đêm, lọc bã lấy cốt trong, sau lấy chảo bạc muôi vàng, gia nước cốt Sâm, Thi (cỏ Thi), Quy, Khung, Quất, Cam,… nấu thành cao. Chân A giao có màu nâu đen hoặc đen, sắc sáng bóng, thấu minh, chất cứng dễ vỡ, vị cam hàm, khí thanh hương, không tanh hôi, qua mùa hạ mà không mềm là loại tốt. Sách thuốc các đời đều có ghi chép, các tái bản sách《 Trung Quốc Dược Điển》
cũng không dám bỏ sót A giao lần nào!
🔹 CÔNG DỤNG CHỦ TRỊ
🌿🀄 A giao cùng Nhân sâm, Lộc nhung được tôn làm “Trung dược tam bảo”. Tự cổ đến nay, A giao dùng làm thuốc bổ huyết, dưỡng âm, nhuận táo, tư thận, dưỡng can, ích phế, an thai, chỉ huyết đều vô cùng hiệu quả.
➡️ Theo:
•《Tân Tu Bản Thảo》:“A giao, vị cam, tính bình, vi ôn. Chủ trị tâm phúc nội băng, lao tật sái sái như ngược trạng, yêu phúc thống, tứ chi toan thống. Nữ tử hạ huyết, động thai”
•《Thang Dịch Bản Thảo》: “A giao ích phế khí, phế hư cực tổn, khái thấu thóa nung huyết, phi A giao bất bổ”
•《Danh Y Biệt Lục》:”trị đau bụng dưới, hư lao, gầy ốm, âm khí bất túc, chân đau không đứng được, dưỡng can khí”
•《Thiên Kim · Thực Trị》:”trị đại phong”
•《Bản Thảo Cương Mục》:”liệu thổ huyết, nục huyết, huyết lâm, niệu huyết, tràng phong, hạ lỵ. Nữ nhân huyết thống, huyết khô kinh nguyệt bất điều, vô tử, băng trung, đới hạ, thai tiền sản hậu chư chứng”
•《Cương Mục Thập Di》:”trị nội thương yêu thống, cường lực thư cân, thiêm tinh cố thận”
🔹 PHÁP DÙNG – KIÊNG KỴ
㊙️🌿 Dương hóa đoái phục, 5 – 10g; sao A giao có thể vào thang hoặc hoàn, tán. Tư âm bổ huyết đa phần dùng sống, thanh phế hóa đàm sao Cáp phấn, chỉ huyết sao Bồ hoàng.
•《Dược Tính Luận》:”A giao có Thự Dự (Hoài Sơn) làm sứ thì tốt”
•《Bản Thảo Kinh Tập Trú》:”gặp hỏa thì tốt, sợ Đại hoàng”
•《Bản Thảo Kinh Sơ》:”tính niêm ni, người tỳ vị hư nhược, ẩu thổ đàm ẩm kỵ dùng.”

🔹 NGHIỆM PHƯƠNG LÂM SÀNG
(1). Trị xuất huyết gây huyết hư: A giao đơn dụng hoặc phối Thục địa, Đương quy, Thược dược,… (《Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc》A Giao Tứ Vật Thang)
(2). Trị khí hư huyết thiếu gây tâm quý, mạch kết đại: A giao, Quế chi, Cam thảo, Nhân sâm,… (《Thương Hàn Luận 》Chích Cam Thảo Thang)
(3). Trị khái suyễn lâu ngày: A giao, Nhân sâm (《Thánh Tế Tổng Lục》A Giao Ẩm)
(4). Trị phế phá khái huyết: A giao, Nhân sâm, Thiên đông, Bạch cập,… (《Nhân Trai Trực Chỉ Phương
》A Giao Tán)
(5). Trị táo tà thương phế, can khái vô đàm, tâm phiền khẩu khát, tỵ táo yết can,…: A giao,Tang diệp, Hạnh nhân, Môn đông,… (《Y Môn Pháp Luật》 Thanh Táo Cứu Phế Thang)
(6). Trị nhiệt bệnh thương âm, thận thủy khuy mà tâm hỏa kháng, tâm phiền thất miên: A giao, Hoàng liên, Bạch thược,… (《Thương Hàn Luận 》Hoàng Liên A Giao Thang)
(7). Trị ôn nhiệt bệnh hậu kỳ, chân âm dục kiệt, âm hư phong động, thủ túc xiết túng: A giao, Quy bản, Kê tử hoàng,… (《Ôn Bệnh Điều Biện 》
Đại/ Tiểu Định Phong Châu)
(😎. Trị phụ nhân lậu hạ, sản hậu hạ huyết không cầm, nhâm thần hạ huyết, hoặc nhâm thần phúc thống do bao trở: A giao, Xuyên khung, Cam thảo, Ngải diệp, Đương quy, Thược dược, can Địa hoàng(《Kim Quỹ Yếu Lược》Giao Ngải Thang)
(9). Trị sản hậu hư nuy, đại tiện táo sáp: A giao, Chỉ sác, Hoạt thạch, Mật ong(《Cục Phương》A Giao Chỉ Xác Hoàn)
(10).Trị nhâm thần phúc thống, hạ lỵ không cầm: Hoàng liên, Thạch lựu bì, Đương quy, chích A giao, Ngải diệp(《Kinh Hiệu Sản Bảo》)
(11). Trị lão nhân, hư nhân đại tiện táo sáp: A giao, Thông bạch, Mật ong(《Nhân Trai Trực Chỉ Phương》Giao Mật Thang)
🔹 PHỤ: A GIAO TRUYỀN!
🌿📙 Từ thời Hán Đường tới thời Minh Thanh, trải qua ngàn năm truyền thừa và tích đọng, các điển tích chép về A giao vô cùng đặc sắc và phong phú!
(1). Đông A Vương – Tào Thực
• Tào Thực (曹植, 192 – 232), tự Tử Kiến (子建), còn được gọi là Đông A Vương (东阿王), là một hoàng thân của Tào Ngụy thời Tam Quốc. Trong số các anh em trai của mình, ông không giỏi võ bằng Tào Phi, Tào Chương, trí tuệ thì không bằng Tào Xung, nhưng lại có tài văn học bát đẩu, thất bộ xuất khẩu thành thơ. Tuy vậy, trong lịch sử ông lại được biết đến nhiều vì những giai thoại có mâu thuẫn với Tào Phi.

• Tào Phi và Tào Thực vốn là hai anh em cùng do Biện phu nhân sinh ra. Theo giai thoại, nhiều lần Tào Tháo muốn phong Tào Thực làm Thế tử nối nghiệp nhưng vì có nhiều đại thần khuyên can không nên bỏ trưởng lập thứ nên mới không thực hiện việc đó. Tào Phi sợ địa vị Thế tử của mình không vững nên tìm mọi cách tranh giành để làm vừa lòng Tào Tháo.
• Năm Kiến An thứ 25 (220), Ngụy vũ vương Tào Tháo mất, Thế tử Tào Phi được kế vị. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp cũng thoái vị và nhường ngôi lại cho Tào Phi. Từ đó, Tào Phi và con là Tào Duệ kiếm đủ cách bức hại Tào Thực, buộc ông phải rời kinh đô, lưu đầy xa xứ tới trấn Đông A.
• Tội nghiệp Tào Phi phải chạy ngược chạy xuôi, lo buồn tiều tụy, không có được một ngày yên tĩnh, nghỉ ngơi nên người ông gầy gộc như củi khô, khí sắc nhợt nhạt, tinh thần u uất. May thay, ông lại được người dân trấn này dâng phục A giao tư bổ, rồi cơ thể dần được cứu vớt. Cảm thán kỳ ân cứu mệnh nên trong《Phi Long Thiên 》,ông thơ viết A giao như là “tiên dược trời ban, giúp ông hồi tinh bổ não, dưỡng khí an thần”.
(2). A Giao Cường Binh Địch Giặc
• Đường,《Nguyên Hòa Quận Huyện Chí 》có tích chép: Lý Thế Dân đem binh đánh trận qua địa phận Sơn Đông, gặp phải cường địch là Vương Thế Sung, nên quân lính bị thương vô số. Ông lệnh lui binh Đông A trấn để chỉnh quân dưỡng sức. Người dân Đông A dâng A giao làm thuốc để cường binh, quân ông đại thắng.
• Sau ban sư hồi kinh, ông sai danh tướng Úy Trì Cung tới trấn Đông A, cho quân binh phong kín giếng A Tỉnh, lệnh khi nào nấu cao cống tiến mới được phép mở giếng này. Từ đó Đông A trấn là chốn quan binh cấm địa, A giao trở thành cống phẩm được Hoàng gia quý tộc độc chiếm!
(3). A Giao Hiếu Kính Bậc Sinh Thành
• Nam Tống,《Chu Tử Văn Tập》
có tích chép về bức thư tỏ lòng hiếu kính của danh nho Chu Hy dành cho mẫu thân. Trong thư có đoạn nhắc tới A giao rất hay thế này: “… Từ mẫu tuổi nay đã cao, nên để cho tâm bình khí thuận làm trọng. Ngày ngày nên ăn đều nhiều bữa nhỏ, hoa quả rau xanh không thể thiếu. Các thuốc như A giao, Đan sâm, có lúc nên dùng. Mẫu thân được diên niên ích thọ, con chẳng mong cầu gì hơn!”
(4). Phúc Bài A Giao

• Vào những năm Hàm Phong triều Thanh, Ý quý phi (sau là Từ Hy thái hậu) mang long thai, nhưng mắc phải huyết chứng, ngự y chữa trị lâu ngày không khỏi. Sau có Hộ bộ thị lang vốn người Đông A trấn là Trần Tông Quy hay tin, liền trình tấu tiến dâng A giao do Đặng Thị Thụ Đức Đường ở thành cổ Đông A bào chế cho Quý phi phục dụng. Đối chứng hạ dược, quả nhiên linh nghiệm, Ý quý phi bệnh lui, sau thuận lợi hạ sinh long tử (Đồng Trị đế sau này).
• Năm 1851, Hàm Phong đế cảm ân thần hiệu của A giao nên sai ngự ban Đặng Thị Thụ Đức Đường tam bảo: một là bộ Hoàng Mã Quái tứ phẩm quan phục, hai là thiệp tiến cung, ba là ban cho Đông A A giao chữ “Phúc” làm bài hiệu. Thụ Đức Đường A giao cũng được phong làm “Cống giao” để danh vang thiên hạ.
• Từ đó đến nay, chữ “Phúc” ấy vẫn luôn gắn liền với những miếng A giao chính tông như một biểu tượng cho sự tốt lành, may mắn!
🔎📘 Dẫn nguồn: vi.m.wikipedia.org; yhocbandia.vn; baike.baidu.com; zysj.com.cn; 360doc.cn; Sohu.com; weibo.com; blog.sina.com; doc88.com,…

Write a comment

Your email address will not be published. All fields are required