LỊCH SỬ ĐỊNH KHÔN ĐAN DANH DƯỢC TRĂM NĂM

LỊCH SỬ ĐỊNH KHÔN ĐAN – DANH DƯỢC TRĂM NĂM
▪︎ Định Khôn Đan có thành phần chủ yếu gồm: Hồng sâm, A giao, Lộc nhung, Lộc giác giao, Thục địa hoàng, Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Bạch truật, Phục linh, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Ngưu tất, Hoàng cầm, Hương phụ, Sài hồ, Ích mẫu thảo, Hồng hoa, Diên hồ sách, Kê huyết đằng cao, Bạch thược, Can khương, Tế tân, Nhục quế, Sa nhân, chích Cam thảo, Ô dược, Ngũ linh chi,… hơn 30 vị thuốc.
• Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, sơ can lý khí, bổ ích tỳ thận, ôn dưỡng khí huyết • Chủ trị: phụ nữ khí huyết lưỡng hư, khí trệ huyết ứ, tình chí thất điều gây kinh nguyệt không điều, đau bụng, lạnh bụng, sản hậu hư suy, vô sinh hiếm muộn,… công hiệu rõ ràng!

Định Khôn Đan luyện: Tứ Quân Tử Thang, Tứ Vật Thang (Bát Trân Thang), Thập Toàn Đại Bổ Thang, Bát Trân Ích Mẫu Tán, Tiêu Dao Tán, Sài Hồ Sơ Can Tán, Bổ Trung Thang vào làm một lò, bộ bộ vây quanh tư tưởng: “Nữ tử dĩ can vi tiên thiên”, “Nữ tử dĩ huyết vi bản”, “Tỳ vị vi khí huyết sinh hóa chi nguyên”; nhằm vào bệnh cơ chủ chốt: “Phụ nhân chi bệnh, nhân hư, tích lãnh, kết khí”; thông qua: ích khí dưỡng huyết, sơ can lý khí, bổ thận kiện tỳ; để đạt tới hiệu quả điều hòa thân tâm toàn diện cho phụ nữ. Cho nên phương này thậm chí còn được tôn gọi làm kinh điển phương trong trị liệu các bệnh lý phụ khoa cơ bản.

▪︎Ngày nay ngoài tác dụng trong điều trị bệnh lý phụ khoa, Định Khôn Đan còn được sử dụng để dưỡng nhan kháng thoái, thư sướng tình khí, hỗ trợ thụ thai, bồi bổ hậu sản hư chứng,… …

◇ Quảng Dự Viễn Định Khôn Đan đến nay đã truyền thừa hơn 300 năm tuổi, thủ tuân cổ pháp, kế thừa truyền thống. Mật phương và kỹ thuật bào chế Định Khôn Đan được chính phủ Trung Quốc bảo vệ cấp độ 1, và duyệt vào danh mục văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, điều đó phần nào cho thấy công hiệu phi phàm của nó trong tâm thức người bản địa

Lịch sử lưu truyền và công dụng của danh dược Định Khôn Đan.
◇ Dẫn:

▪︎ Thi gia nổi tiếng đời Đường – Bạch Cư Dị trong bài thơ “後宫詞 – Hậu Cung Từ” viết: 淚 濕 羅 巾 夢 不 成, 夜 深 前 殿 按 歌 聲. 紅 顏 未 老 恩 先 斷, 斜 倚 薰 籠 坐 到 明. ~ “Lệ ướt đầm khăn mộng chẳng thành, Điện ngoài ca hát rộn đêm thanh Hồng nhan chưa tắt ân tình hết, Ngồi tựa lò hương đến sáng tinh.” (Dịch thơ : Đường thi trích diễm) – Bài thơ khắc họa nỗi khổ tâm can của những quý phu nhân nơi hoàng cung thâm viện thời phong kiến.
▪︎Thực tế, từ bao đời nay, những bài văn thơ nói lên tiếng lòng oán thán nơi thâm cung có rất nhiều. Điều đó đủ minh chứng cái vẻ bề ngoài tráng lệ của hoàng cung, nhưng che lấp chẳng hết sự bi ai trong nội tâm những người phụ nữ ấy. Lịch triều như cũ, chẳng hề đổi thay, đến tận triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là Thanh triều cũng y vậy, chẳng khác. Các cung tần mỹ nữ, kẻ theo hầu bị nhốt chặt chốn thâm cung, chẳng người tâm sự, chẳng lần thánh ân, tư tưởng u uất, oán hận, khí trệ huyết ứ, dung nhan lụi tàn, nên đa phần đều mắc chứng uất huyết! ◇ Cung vi Thánh dược, Càn Long ban danh!
▪︎ Thanh sơ, Càn Long đế nhận thấy tình trạng này trong cửa hậu cung sẽ ảnh hưởng đến sự duy trì hoàng quyền và phả hệ hoàng tộc, nên vào năm Càn Long thứ 4 – tức năm 1739, nhân lúc Thái Y Viện đang triệu tập danh y toàn quốc vào cung để biên soạn bộ sách《Y Tông Kim Giám》, ông chiếu lệnh liệt việc y trị bệnh phụ khoa uất huyết vào nội dung cần nghiên cứu. Sau 3 tháng ngày đêm miệt mài tìm tòi, chỉnh lý, nghiên cứu hơn 800 bài thuốc quý tự cổ đến kim, Thái Y Viện cuối cùng đã chế xuất được một phương dược đặc biệt có tác dụng điều kinh, thư uất, lý khí, hoạt huyết; sau đem ứng nghiệm lâm sàng, nhiều lần kỳ hiệu.
▪︎Càn Long đế hay tin đại hỷ, ngự ban tên thuốc là “定坤丹 – Định Khôn Đan” ~ lấy ý: “Khôn cung đạt đáo an ninh”. Đồng thời lệnh liệt Định Khôn Đan vào “宫帏圣药 – Cung Vi Thánh Dược ”, chuyên dành nội đình sử dụng, cấm chép nhập 《Y Tông Kim Giám》, cấm truyền dân gian. …
◇ Ngự sử cứu mẹ, thuốc truyền Thái Cốc

▪︎ Theo Thanh sử, quan Giám sát Ngự sử Tôn Diên Quỳ (孙廷夔) nguyên quán Thái Cốc, Sơn Tây, do lập nhiều công lao hiển hách nên được Càn Long đế trọng dụng, văn võ bách quan cũng kính trọng ông vài phần. Bỗng một ngày nọ, gia đinh từ quê nhà Thái Cốc xa xôi tìm đến, vào kinh bẩm báo với Tôn ngự sử rằng mẫu thân ông đang lâm bệnh trọng, đã tứ phương cầu y vấn dược, lâu ngày không đỡ. Tôn ngự sử vốn là người trung hiếu vẹn toàn, nghe tin mẫu thân sinh bệnh mà lòng ông như lửa thấu, nhiều ngày lo lắng chặng màng ăn ngủ. Đúng vào lúc khó nghĩ nhất, chợt có Thái y viện Thân tổng quản đến phủ chơi; Tôn ngự sử liền sai gia nhân thiết tiệc khoản đãi. Trong tiệc ông dãi bày tâm tư với Thân tổng quản, tấm lòng hiếu thuận, chân thành của ông khiến tổng quản cảm động vô cùng,… sau hồi suy nghĩ, Thân tổng quản đã đồng ý chép lại mật phương Định Khôn Đan và kỹ thuật bào chế tặng cho Tôn ngự sử dùng cứu mẹ. Hai ngày sau, Tôn ngự sử cầm trong tay mật phương Định Khôn Đan, liền đêm sai ngựa nhanh mang về Thái Cốc, sau cho “Bảo Nguyên Đường ” của gia đình bí mật bào chế. Tôn mẫu mới uống vài viên Đinh Khôn Đan, linh nghiệm thay bệnh chứng liền thoái tận. Hay tin, Tôn ngự sự an lòng vui sướng!… Về sau, Bảo Nguyên Đường đến độ lại bào chế một ít Định Khôn Đan cho gia quyến, bằng hữu cùng sử dụng. ▪︎ “天道好还,常与善人 – Thiên đạo hạo hoàn, thường vu thiện nhân’’”, Định Khôn Đan từ Cung đình lưu nhập Tôn thị Thái Cốc. Sau Tôn thị gia đạo trung lạc, Bảo Nguyên Đường sập đổ, Định Khôn Đan dược phương gập gềnh lạc nhập “广盛号 – Quảng Thịnh Đường” (tiền thân của Quảng Dự Viễn) dược hiệu mà lưu truyền hậu thế.

Write a comment

Your email address will not be published. All fields are required