5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan
5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan
Nhờ thói quen uống trà gừng, ăn đủ ba bữa, đi ngủ sớm, chăm chút làn da và tập thể dục, diễn viên Đài Loan Trần Ý Hàm trẻ đẹp ở tuổi U50.
Xuất hiện trong show Đạp gió 2023 (có Chi Pu tham gia), Trần Ý Hàm gây chú ý với làn da căng bóng, vóc dáng thon gọn.
Bí quyết có vẻ ngoài trẻ trung được nữ diễn viên tiết lộ, như sau:
Ăn đủ ba bữa theo chế độ cân bằng
Thói quen ăn ba bữa một ngày được Trần Ý Hàm duy trì từ nhỏ. Tuy nhiên, "chị đẹp" không ăn uống tùy tiện mà chú trọng đến sự cân bằng, nạp vitamin, chất xơ cho cơ thể thông qua các món rau củ quả tươi. Cô tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, cho rằng đây là tác nhân gây bệnh tật, tàn phá sức khỏe cũng như khiến phụ nữ xuống sắc.
Riêng với bữa tối, Trần Ý Hàm thường ăn sớm để đảm bảo cho cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng, tránh gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition gần đây cho thấy, ăn tối sớm hơn có thể khiến con người sống thọ hơn, với thời điểm lý tưởng là 19h. Nếu không thể ăn vào giờ này, các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng bữa cuối cùng trong ngày cách lúc đi ngủ 2-3 giờ.
Để cơ thể luôn được giữ ấm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, Trần Ý Hàm lựa chọn uống trà gừng mỗi ngày.
Món trà gừng của cô thường được pha chế với các nguyên liệu như gừng xay, trà đen, bột nghệ và đường nâu. Thức uống này cũng là phương thuốc tự nhiên, vừa hữu hiệu trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống viêm vừa có thể đẩy lùi quá trình oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, đẹp da, giúp người đẹp trẻ trung hơn so với tuổi.
Chăm tập thể dục thể thao
Trần Ý Hàm là một tín đồ cuồng thể thao, yêu thích vận động và tập thể dục mỗi ngày, ngay cả khi đang mang thai. Mỹ nhân xứ Đài cho biết nếu không bận công việc, ngày nào cô cũng chạy bộ ít nhất 30 phút. Thậm chí khi ra nước ngoài, cô cũng duy trì thói quen chạy bộ.
Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra rằng, người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người không chạy. Bộ môn tác dụng rõ rệt trong việc giảm cân, giúp duy trì ngoại hình cân đối, săn chắc cơ, thư giãn đầu óc, tốt cho tim mạch.
Ngoài đi bộ, Trần Ý Hàm thường xuyên bơi lội, tập yoga, leo núi... để rèn luyện thể chất và duy trì vóc dáng, sức bền cho cơ thể.
Chăm sóc da
Chia sẻ về bí quyết dưỡng da căng bóng, nữ diễn viên cho biết cô đặc biệt chú trọng vấn đề dưỡng ẩm. Người đẹp Đài Loan tiết lộ cô luôn mang theo xịt khoáng bên mình để đảm bảo da luôn được cấp ẩm đầy đủ khi hoạt động ngoài trời.
Một nghiên cứu của chuyên gia Viện Da liễu Anh đã chỉ ra việc dưỡng ẩm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm các nếp nhăn trên da mặt, làm chậm dấu hiệu lão hóa, giúp da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống.
Bên cạnh giữ ẩm, nữ diễn viên cũng duy trì thói quen rửa mặt sạch bằng nước lạnh bất kể trời lạnh hay nóng, mục đích để da được săn chắc mịn màng, se khít lỗ chân lông.
Đi ngủ sớm
Là một người rất chú ý đến việc tập thể dục thể thao để giữ dáng và nâng cao sức khỏe, Trần Ý Hàm không xem nhẹ vai trò của giấc ngủ.
Cô cho biết nếu chỉ tập thể dục mà thường xuyên đi ngủ muộn, sức khỏe vẫn bị tàn phá, nhan sắc cũng nhanh chóng xuống cấp. Chính vì thế, "chị đẹp" thường đi ngủ sớm để cơ thể được phục hồi và tạo điều kiện tốt nhất cho da được tái tạo.
Theo thói quen, người đẹp sinh năm 1982 thường đi ngủ trước 22h. Cô sẽ dậy sớm để tập thể dục vào buổi sáng hôm sau, chuẩn bị năng lượng sẵn sàng cho một ngày mới.
Văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc: Nền văn hóa lâu đời trên thế giới
2. Dân số và tính cách đặc trưng của nhân dân Trung Quốc
Hiện nay, tổng dân số của Trung Quốc chiếm 20% tổng dân số thế giới với hơn 1,4 tỷ người. Đất nước Trung Quốc có 56 dân tộc anh em, trong đó dân tộc đông nhất chính là người Hán, chiếm khoảng 91.51% tổng dân số cả nước. Người Trung Quốc thường có tính hào sảng, vui vẻ và xởi lởi với mọi người xung quanh. Với truyền thống buôn bán từ ngàn đời xưa theo hình thức rao mời, người Trung Quốc thường có giọng nói to, lanh lảnh và rất hoạt ngôn. Hầu hết nhân dân Trung Hoa rất chú trọng đến các vấn đề về nhà cửa, gia đình như: chuyện cất nhà (an cư lạc nghiệp), chuyện dựng vợ gả chồng (thành gia lập thất),…Người Trung Quốc vẫn còn giữ được những nét phong tục tập quán xưa và lưu truyền đến ngày nay.3. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Ẩm thực là một trong những nét đặc sắc nhất của nền văn hóa Trung Quốc. Với lịch sử ngàn năm, nền ẩm thực Trung Hoa là sự kết hợp tinh túy giữa mùi vị, hương thơm, màu sắc và cả cách thức trình bày món ăn. Theo quan điểm của người Trung Quốc, món ăn cần phải thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy biểu trưng cho ý nghĩa no đủ, sum vầy. Vậy nên, các món ăn trong nền ẩm thực Trung Quốc phải đảm bảo sự nguyên vẹn, chẳng hạn: cá phải làm nguyên con, gà hoặc vịt chặt từng miếng rồi phải xếp đầy đủ lên dĩa… Sự thiếu hụt trong văn hóa Trung Quốc là điềm báo cho điều không may “thiếu trước hụt sau” hoặc “đầu xuôi thì đuôi lọt”. Ngoài ra, các món ăn cần phải được trình bày đẹp mắt, mùi thơm hòa quyện, thu hút người dùng bữa. Bữa cơm gia đình là ý niệm quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Các món ăn thường được bày biện ở chính giữa bàn. Sau đó, cả gia đình sẽ tề tựu cùng nhau để dùng bữa. Tại các nhà hàng, bàn ăn thường được sử dụng bàn xoay để các thành viên có thể tiện gắp món cũng như dùng các món mà mình yêu thích. Trung Quốc cũng là đất nước đầu tiên phát minh ra đôi đũa dùng trong bữa ăn hàng ngày.4. Văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc
Khác hoàn toàn với văn hóa phương Tây cởi mở, văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc khá khắt khe và có nhiều quy tắc cần tuân thủ. Với lần đầu gặp mặt, người Trung Quốc sẽ không ôm, hôn mà chỉ bắt tay một cách nhẹ nhàng, với phần tay thả lỏng (không siết chặt) để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Trong môi trường làm việc, đối với đồng nghiệp gặp gỡ thường xuyên, người Trung Quốc chỉ cần chào hoặc vẫy tay mà không cần cúi đầu. Trong các buổi họp hội, khi giới thiệu các khách hàng với nhau, người Trung Quốc sẽ không dùng ngón tay chỉ hoặc trỏ về phía người đó mà dùng cả bàn tay ngửa, đưa về phía người đó để giới thiệu. Trong các cuộc nói chuyện với người Trung Hoa, bạn sẽ thường được hỏi về các vấn đề như: tình trạng hiện tại (độc thân hay đã lập gia đình), có bao nhiêu con, lương bổng như thế nào… Đây là những câu hỏi phổ biến trong văn hóa Trung Quốc nên đừng lảng tránh mà hãy trả lời họ. Ngoài ra, trong các cuộc trò chuyện, nên hạn chế bàn tán, đề cập các chủ đề về chính trị hoặc tôn giáo.5. Một số nét đặc trưng khác trong văn hóa Trung Quốc
5.1 Văn hóa trà đạo
Trà đạo là nét nghệ thuật độc đáo có xuất xứ từ Trung Quốc. Dù đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, hiện tại người Trung Hoa vẫn duy trì được văn hóa thưởng trà và đây dường như là thói quen không thể thiếu của hầu hết người dân nước này. Đối với người Trung Hoa, trà đạo trong không chỉ đơn thuần là uống trà mà mục đích chính là thực hành đạo để am hiểu đạo, từ đó rèn luyện tâm tính tốt hơn. Trong văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật trà đạo chính là sự kết hợp của tôn giáo, thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức và triết học. Trong thời gian thưởng trà, người dùng sẽ cảm nhận được nét tinh túy trong hương vị trà, đàm đạo về lời dạy của những cổ nhân cũng như tìm sự an yên, tĩnh lặng trong tâm hồn để rèn luyện tu thân.5.2 Quan niệm về ngũ hành âm dương
Là yếu tố cốt lõi trong triết học cổ điển Trung Quốc, âm dương ngũ hành được phân chia thành 2 phần, gồm: âm dương và ngũ hành. Âm dương được xem là bản chất của mọi sự vật, sự việc, là hai thái cực vừa có sự liên kết, vừa đối nghịch nhau. Trong âm có dương, trong dương lại có âm, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Còn ngũ hành được xem là 5 yếu tố cơ bản cho mọi sự vận hành, gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong thuyết duy vật cổ đại của văn hóa Trung Quốc, tất cả sự vật, sự việc đều vận hành theo 5 yếu tố của ngũ hành. Dựa vào âm dương ngũ hành, người Trung Quốc thường quyết định các vấn đề như: năm kết hôn, năm sinh con, xác định phong thủy nhà cửa… Quan niệm này vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hàng ngày của người Trung Quốc.5.3 Võ thuật Trung Hoa
Là nét truyền thống đặc sắc, võ thuật Trung Quốc có lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Được các bậc cổ nhân sáng tạo nên, tên gọi chung của bộ môn này là khí công và võ thuật Trung Quốc. Sự sụp đổ vào đầu thế kỷ XX của nhà Thanh đã tác động đến quá trình phát triển của võ thuật Trung Quốc. Bộ môn này đã phát triển lên một vị thế nhất định và trở thành môn phái thiên phần nhiều về Wushu (có tính thể thao cao). Hiện tại, võ thuật Trung Hoa phổ biến như một bộ môn thể dục thể thao lành mạnh tại đất nước này. XEM THÊM: Trên đây là các thông tin tổng quan về nềnvăn hóa Trung Quốc. Hy vọng tiểu Phương đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi chúng tôi và đón chờ nhiều thông tin thú vị khác nhé!Cơn sốt liên hoa thanh ôn ở Trung Quốc
Cơn sốt liên hoa thanh ôn ở Trung Quốc
P'medic| theo Zing newsChính quyền Trung Quốc đang tăng cường sản xuất và phân phối loại thuốc truyền thống Lianhua Qingwen (liên hoa thanh ôn) nhằm kiểm soát làn sóng lây lan của đại dịch Covid-19.
Cách đơn giản tự phát hiện sớm ung thư phổi
Cách đơn giản tự phát hiện sớm ung thư phổi
Đặt hai đầu ngón tay trỏ sát nhau sẽ xuất hiện một khoảnh trống hình thoi gọi là "khoảnh trống kim cương".
Giữa hai móng tay nếu không có khoảnh trống này có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Y học gọi đây là "thử nghiệm cửa sổ Schamroth", hoặc "ngón tay dùi trống", thường được các bác sĩ sử dụng để tầm soát ung thư, tim mạch một cách đơn giản.
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh, hiện tượng tích tụ chất lỏng do khối u sản xuất hormone khiến gốc móng tay của người bệnh ung thư sưng to. Đây là triệu chứng tương đối phổ biến, khoảng 35% người bệnh mắc phải. Do sưng, khi hai móng áp sát vào nhau sẽ không có khoảnh trống nữa.
Sưng móng tay biểu hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư. Ban đầu, móng tay của người bệnh mềm đi và cong dần lên, vùng da xung quanh trở nên sáng bóng. Phần gốc móng phát triển lớn hơn bình thường.
Emma Norton, y tá chuyên khoa Ung thư tại tập đoàn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế BUPA khuyên: "Nếu giữa hai móng tay không xuất hiện khoảnh trống, bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra". Đây còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Năm ngoái, Jean Taylor, một người phụ nữ 53 tuổi sống tại Anh đã phát hiện mắc ung thư phổi nhờ quan sát móng tay theo cách này.
Các triệu chứng khác của bệnh ung thư phổi bao gồm ho kéo dài hoặc ho ra máu, khó thở, chán ăn, giảm cân và thiếu năng lượng. Đây là loại ung thư phổ biến và nguy hiểm. Ai cũng có thể mắc bệnh, dù có hút thuốc lá hay không. Tại Anh, mỗi năm có khoảng 47.000 người được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Tại Mỹ, trong năm 2019 có 228.150 ca mắc mới và 142.670 người tử vong do ung thư phổi.
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai trong số các loại bệnh ung thư nguy hiểm. Năm 2018, nước ta có thêm 23.667 người được chẩn đoán ung thư phổi, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp đến là dạ dày, gan và đại trực tràng.
Học thuyết tạng tượng theo y học cổ truyền
Ảnh minh họa |
Những người trẻ ‘không xu dính túi’ vào cuối tháng
TRUNG QUỐC- Eric Hsu, 38 tuổi, nhớ lại khoảng thời gian khi còn 10 ngày nữa mới được nhận lương, chỉ còn 32 tệ trong ví và không có chút tiền tiết kiệm nào.
"Tôi dùng số tiền còn lại mua bánh mì để ăn qua ngày cho đến khi có lương," anh chia sẻ.
Hsu tin rằng lương mình ở mức trung bình cao nhưng cảm thấy lúc nào cũng trong cảnh nghèo túng. Anh thuộc về một nhóm người, thường là trẻ và độc thân, được gọi là "yue guang zu -月光族" (nguyệt quang tộc - moon clan), từ chỉ những thanh niên độc thân rơi vào cảnh "nhẵn túi" mỗi cuối tháng, lương tháng nào tiêu hết tháng đó.
Chung Chi Nien, giáo sư Trường Đại học Bách khoa Hong Kong, cho biết thuật ngữ này có nguồn gốc từ Đài Loan nhưng thường được sử dụng ở Trung Quốc.
Theo một báo cáo, ước tính 40% thanh niên độc thân ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến đang tiêu hết tiền lương mỗi tháng. "Hành vi này rất khác với cha mẹ họ, những người tiết kiệm từng đồng kiếm được" ông Chung cho biết.
Ông cũng cho hay, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng khiến nhiều người có nguy cơ gia nhập nhóm "yue guang zu", đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Một nhân viên văn phòng ăn trưa tại căng tin Công viên Phần mềm Vũ Hán. Ảnh:VCGĐối với A-Jin, 34 tuổi, ở Đài Loan làm việc trong ngành dịch vụ, các chi phí cố định như bảo hiểm, tiện ích và đi lại đã chiếm hơn một nửa mức lương 30.000 Đài tệ (khoảng 23 triệu đồng) mỗi tháng của cô. "Tôi sẽ chỉ còn lại 10.000 Đài tệ (7 triệu đồng) một tháng cho tiền ăn và các chi phí khác. Ăn ngoài mất khoảng 300 Đài tệ (230.000 đồng) một ngày. Không có cách nào để tiết kiệm," cô chia sẻ.
Nhưng đối với một số người khác, chính tâm lý "bạn chỉ sống một lần" (YOLO- You Only Live Once) đang thúc đẩy họ chi tiêu quá mức, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc mắc nợ.
Kể từ khi Hsu bắt đầu đi làm công việc kỹ sư xây dựng cách đây 10 năm, anh đã phải vật lộn để tiết kiệm nhằm cố gắng trả các khoản nợ sinh viên. Nhưng khi một chấn thương đầu gối nghiêm trọng khiến anh phải nghỉ việc không lương trong hai tuần, Hsu nhận ra rằng mình không thể tự nuôi sống bản thân.
"Tôi nghĩ, sao không sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán mọi thứ và khiến cuộc sống dễ dàng hơn?", chàng trai nói. Rồi anh đã có bốn thẻ tín dụng và phải chi 70% tiền lương mỗi tháng để trả những khoản nợ đó.
Hsu thừa nhận rằng trong khi một nửa khoản nợ của anh ấy là dành cho các chi phí cần thiết hàng ngày, thì nửa còn lại là do "những lựa chọn và mong muốn về lối sống." "Tôi đã mất kiểm soát" anh nói.
Giáo sư Chung cho biết, khái niệm "yue guang zu" phản ánh sự vỡ mộng mà giới trẻ cảm thấy về cuộc sống ngày nay. Nó giống như các thuật ngữ khác đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong hai năm qua, chẳng hạn như "nằm thẳng".
Trong bối cảnh Đông Á, thế hệ cha mẹ của giới trẻ ngày nay đã trải qua quá trình công nghiệp hóa rất thành công và hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống của mình. Nhưng đó là một thực tế khác đối với thế hệ hiện tại. "Họ nhìn thấy thành công của cha mẹ mình, nhưng đơn giản là không thể đạt được điều đó. Có một khoảng cách rất lớn giữa kỳ vọng và thực tế", Chung Chi Nien nói.
"Yue guang zu" tồn tại chủ yếu là do giới trẻ không thể sở hữu nhà do thiếu nhà ở giá rẻ. "Kỳ vọng mua được nhà riêng, kết hôn và xây dựng gia đình riêng giờ đã quá xa vời," giáo sư Chung nói. Những người trẻ tuổi thà từ bỏ giấc mơ đó và tiêu tiền vào những thứ mà họ chắc chắn sẽ có được ngày hôm nay. Những thứ này được gọi là "xiao que xin", có nghĩa là "hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn."
Đó có thể là bất cứ thứ gì, từ việc mua một tách cà phê Starbucks đến một chuyến du lịch nước ngoài, những thứ sẽ mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc nhỏ nhoi để bù đắp cho việc không thực hiện được mục tiêu sống.
"Bạn sẽ chỉ nghiêm túc làm điều gì đó nếu có mục tiêu rõ ràng. Làm ra tiền cũng vô ích nếu không tiêu nó," Hsu chia sẻ quan điểm của mình.
A-Jin cho biết cô không có mục tiêu tài chính hay cuộc sống dài hạn nào và đã hoàn toàn từ bỏ việc mua nhà riêng. "Miễn là có thức ăn và no bụng, tôi sẽ không chết. Đối với tôi thế là đủ", cô nói. A-jin cũng chỉ nghĩ đơn giản là tìm cách tử tế hơn với bản thân mình.
Đối với Hsu, những ngày khó khăn nhất đã qua. Rút kinh nghiệm, anh đã hủy thẻ tín dụng của mình hai năm trước và cam kết tiết kiệm một phần ba tiền lương mỗi tháng của mình.
Tuy nhiên, anh vẫn coi mình là một phần của nhóm "yue guang zu" vì vẫn không chắc liệu mình có sống sót sau một trường hợp khẩn cấp khác hay không. Hsu chia sẻ: "Tôi vẫn chưa có mục tiêu tài chính dài hạn nào. Ưu tiên của tôi là thanh toán nốt số nợ thẻ tín dụng còn lại".
"Không biết liệu mình có đủ tiền mua thức ăn cho đến ngày lĩnh lương tiếp theo hay không là một tình cảnh rất đáng sợ, nhưng đó là hình phạt của tôi," anh nói.
Đức Anh (Theo CNBC)
Khách hàng phản hồi sản phẩm trị thoái hóa cột sống yêu thống ninh
Tiêu chảy do vi khuẩn gây ngộ độc trong thực phẩm
Tác giả: P'medic, nhà thuốc Quôc'Dân
TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
EIEC | Enteroinvassive E.coli (E.coli xâm nhập) |
EHEC | Enterohemorrhagic E.coli (E.coli gây xuất huyết đường ruột) |
EPEC | Enteropathogenic E.coli (E.coli gây bệnh) |
ETEC | Enterotoxigenic E.coli (E.coli sinh độc tố ruột) |