Chào mừng đến với Nhà thuốc Quốc Dân. Kính chúc quý khách sức khỏe, vạn sự như ý!

Search

Cảnh báo vô sinh hay “dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung”

Trong lạc nội mạc tử cung, các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ trong tiểu khung bên ngoài buồng tử cung. Các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của lạc nội mạc tử cung. Bộ ba triệu chứng kinh điển là thống kinh, giao hợp đau và vô sinh, nhưng các triệu chứng cũng có thể bao gồm khó đi tiểu và đau khi đại tiện. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không liên quan đến giai đoạn bệnh. Chẩn đoán khi quan sát thấy trực tiếp hoặc đôi khi thông qua sinh thiết, thường qua nội soi ổ bụng. Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc chống viêm, thuốc ức chế hoạt động của buồng trứng và tăng trưởng mô nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt bỏ vùng niêm mạc tử cung lạc chỗ và nếu bệnh nghiêm trọng và không có kế hoạch có con thì có thể cắt tử cung đơn thuần hoặc cắt tử cung và phần phụ hai bên.

Bảo vệ: Giới thiệu nhà thuốc Quốc Dân

Xin chào, Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Tôi là Ds.Phương phụ trách của nhà thuốc Quốc Dân. Đây là một bài giới thiệu tổng quan về nhà thuốc Quốc Dân, nó sẽ giúp bạn tự khám phá sức khỏe bản thân, gợi ý các thuốc theo chứng bệnh và giúp bạn tham gia những trò chơi thú vị. I. Cái nhìn thoáng qua  

HIỂU ĐÚNG VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

HIỂU ĐÚNG VỀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

P'medic | 9-11-2023 Hôm nay tình cờ mở ra thấy những tin nhắn mà Facebook. Tôi không biết có bao nhiêu tin nhắn bị lọc, nhưng kéo mãi mà vẫn không hết, có lẽ phải vài trăm tin, cũng có thể lên đến con số ngàn. Tôi chỉ có thể đọc một số tin, thì thấy đa số các bạn lo lắng về thoát vị đĩa đệm, và những vấn đề liên quan đến mổ thoát vị đĩa đệm. Không thể đọc hết các tin nhắn bị lỡ, cũng như không tiện trả lời tất cả các tin nhắn, tôi xin viết một bài tổng quan về thoát vị đĩa đệm, coi như trả lời chung cho các bạn về vấn đề này.

1. Tại sao lại có hiện tượng thoát vị

Đĩa đệm được cấu tạo bởi 2 đĩa sụn, tiếp giáp với xương đốt sống. giữa 2 đĩa sụn trên và dưới là bao xơ. Bao xơ là một cấu trúc giống cái kén tằm, khá dai chắc, bên trong chứa một chất giống như tròng trắng trứng, gọi là nhân nhầy. Đĩa đệm là một đĩa ngăn cách giữa 2 đốt sống, vừa bảo đảm cho các đốt sống có thể gấp duỗi được, vừa chịu trách nhiệm phân bố bớt lực khi cột sống bị tác động. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra, tạo thành một khối, chèn ép lên các rễ thần kinh trong ống sống, từ đó gây ra các triệu chứng như đau thần kinh tọa (nếu ở lưng), đau cổ vai tay (nếu ở cổ), tê, yếu hoặc liệt, giảm hay mất cảm giác, suy hô hấp, rối loạn tiêu tiểu... Ở mặt sau đĩa đệm, tức mặt trước của ống sống, nơi đĩa đệm tiếp xúc với ống sống, có một dây chằng khá chắc chắn, ngăn cách đĩa đệm và ống sống, gọi là dây chằng dọc sau. Dựa trên mối tương quan giữa khối thoát vị, bao xơ và dây chằng dọc sau, người ta phân loại khối thoát vị theo những thể khác nhau. Thoát vị đĩa đệm dạng lồi là khi bao xơ bị rách không hoàn toàn, đĩa đệm phình ra, gọi là lồi đĩa đệm. Khi bao xơ bị rách hoàn toàn nhưng dây chằng dọc sau còn nguyên, nhân nhầy thoát ra và nằm phía dưới dây chằng dọc sau, gọi là thoát vị đĩa đệm dạng vỡ. Nếu dây chằng dọc sau bị rách, nhân nhầy chui qua đó, gọi là thoát vị qua dây chằng dọc sau. Còn khi mà khối thoát vị qua dây chằng dọc sau, nhưng có một mẩu đứt rời và di lệch đi xa, gọi là thoát vị có mảnh rời (hình). Theo một số nghiên cứu của các tác giả Hoa kì, 70% dân số bị thoát vị đĩa đệm. Rất may là 1/3 số người bị thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng gì. 1/3 khác thì có triệu chứng như đau nhức nhưng sau khi ngủ dậy vươn vai một cái là hết. Chỉ có 1/3 còn lại là cần đến thầy thuốc, và trong số cần đến thầy thuốc, chỉ có rất ít người phải mổ. Người ta tính, số người phải mổ thoát vị đĩa đệm chỉ bằng 1% số người bị thoát vị đĩa đệm. Ở Việt nam, với dân số là 94 triệu người, như vậy chúng ta có gần 22 triệu người bệnh thoát vị đĩa đệm cần đến thầy thuốc, và 658.000 người thực sự cần mổ thoát vị đĩa đệm. 22 triệu người bệnh thoát vị đĩa đệm cần đến thầy thuốc sẽ đến các thầy võ, thầy trật đả, thầy lang, các nhà xoa bóp, bấm huyệt, và các bác sĩ đông tây y, vật lí trị liệu… Và đại đa số trong 22 triệu người ấy hết bệnh, hay các triệu chứng không còn. Đó cũng là cơ hội để các "nhà" này quảng cáo mình, và cho là mình giỏi hơn các "nhà" khác nếu gặp bệnh nhân được các "nhà" khác chữa mà không khỏi. Một số người bệnh không hết đau và các triệu chứng không giảm. Nếu có yếu cơ, liệt, teo cơ, giảm hay mất cảm giác, rối loạn tiêu tiểu, mất khả năng đi lại, mất khả năng ngồi, đứng, nằm, hoặc không thể làm việc... các nhà Phẫu thuật cột sống sẽ ra tay. Tuy nhiên, nếu chỉ có đau mà thuốc và vật lí trị liệu thất bại, nên tiêm thấm (tiêm vào ống sống), nếu không hết thì mới mổ.

2. Điều trị thoát vị như thế nào

Có nhiều phương pháp mổ. Từ mổ hở thông thường, mổ vi phẫu, mổ xâm lấn tối thiểu (Metrx) và mổ nội soi. Mổ nội soi là phương pháp ít xâm lấn nhất, và được coi là tiên tiến nhất. Do mổ nội soi là phương pháp khó áp dụng, chưa phổ biến, nên mổ vi phẫu vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng. Các phương pháp sử dụng laser, sóng radio cao tần... được xem là không có giá trị đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, nhất là khi khối thoát vị đã xé rách dây chằng dọc sau. Cần lưu ý, thoát vị đĩa đệm là bệnh của người trưởng thành cho tới trung niên (20 đến 40 tuổi), ngược lại với bệnh lí hẹp ống sống, thường gặp ở người bệnh lớn hơn 40 tuổi. Hai bệnh lí này có phương pháp điều trị không mổ giống nhau, nhưng cách mổ lại hoàn toàn khác nhau. Trong thoát vị đĩa đệm, sụn còn nguyên, bao xơ chỉ bị rách ở một vị trí. Còn trong bệnh lí hẹp ống sống, cả sụn, bao xơ đều bị vỡ vụn. Nếu được chẩn đoán đúng, không bị nhầm lẫn với hẹp ống sống, gần như không có khả năng tái phát thoát vị đĩa đệm sau mổ, do nhân nhầy đã được lấy đi hết.

3. Bài tập tiêu chuẩn cho bệnh thoát vị

4. Lời kết

Muốn cho cột sống khỏe mạnh, cơ và dây chằng phải khỏe mạnh, chống đỡ lực cho đĩa đệm. Do vậy, tập thể dục thể thao là biện pháp phòng ngừa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm hữu hiệu. Tất nhiên, có khi tập làm gia tăng áp lực trong đĩa đệm gây thoát vị lớn hơn, hoặc chấn thương do tập làm cho thoát vị nặng hơn. Tuy nhiên, khả năng đó thấp hơn khả năng làm cho cột sống mạnh và khối thoát vị giảm chèn ép. Vì vậy trước khi cân nhắc một bài tập nào, hãy tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia mà bạn tin tưởng. Chúc bạn giữ niềm tin và thành công trong hành trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

Cùng nhà thuốc Quốc Dân Hiểu đúng để tránh mất tiền oan tầm soát ung thư

Cùng nhà thuốc Quốc Dân hiểu đúng về Tầm soát ung thư có thật hiệu quả như quảng cáo?

Cầm bệnh án của người đàn ông 60 tuổi, bác sĩ Nam nói bệnh đã ở giai đoạn muộn, dù 6 tháng trước tầm soát và xét nghiệm cho kết quả bình thường.

Ngày 18/9, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết đây là nạn nhân của các dịch vụ tầm soát ung thư đang được quảng cáo tràn lan. Hồi tháng 2, bệnh nhân thực hiện tầm soát như siêu âm, xét nghiệm chỉ điểm ung thư (tumor markers), kết quả bình thường.

Gần đây, người bệnh đi khám, phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn muộn. Cầm bệnh án trên tay, bệnh nhân sốc, không tin vào kết quả, thậm chí oán trách bác sĩ. "Trường hợp này có thể do tầm soát chưa kỹ, không đầy đủ hoặc trình độ nhân viên y tế kém khiến người bệnh mất 'tiền oan' và bỏ lỡ thời gian vàng điều trị", bác sĩ nói, cho biết hiện tượng này không hiếm gặp.

Trường hợp khác, người nhà bệnh nhân mắc ung thư liên hệ bác sĩ Nam để được tư vấn xét nghiệm chỉ điểm tầm soát căn bệnh. Mong muốn của gia đình là loại trừ yếu tố nguy cơ cho cả nhà, tránh tâm lý thấp thỏm, sợ mang bệnh. Người này yêu cầu gói khám "ngon, bổ, rẻ", chỉ cần khám và xét nghiệm một lần. Bác sĩ từ chối, đồng thời khuyên gia đình cần tỉnh táo để không bị "lạc vào ma trận" những đơn vị kém uy tín đang bán các gói tầm soát tràn lan trên mạng.

Theo bác sĩ Nam, tầm soát ung thư nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Để tầm soát, bác sĩ hỏi bệnh về tiền sử bản thân, gia đình đồng thời thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm. Tầm soát ung thư là cần thiết, nhất là khi căn bệnh ngày càng trẻ hóa và phổ biến trong cộng đồng đông.

Cùng với tim mạch, ung thư là bệnh có tỷ lệ mắc nhiều và tử vong cao. Ước tính hơn 300.000 người Việt đang sống chung với bệnh ung thư. Năm 2018 ghi nhận 165.000 bệnh nhân mới, năm 2020 con số này là 182.000, số tử vong 122.690. Ba loại ung thư thường gặp nhất là phổi, gan, dạ dày, đều là bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Lợi dụng điều này, nhiều đơn vị bán các gói xét nghiệm chỉ điểm, quảng cáo "phát hiện ung thư chỉ sau một lần thử máu". Song, về y khoa, "không có gói nào có thể phát hiện toàn bộ ung thư, đặc biệt là các xét nghiệm chỉ điểm", bác sĩ Nam khẳng định.

Ông Nam giải thích những xét nghiệm này chỉ đóng vai trò bổ trợ cho người đã được chẩn đoán mắc ung thư, do chúng có thể giúp ích trong việc theo dõi diễn tiến bệnh, xem các khối u có tái phát hay không. Nhiều trường hợp chỉ số tăng có thể nghi ngờ ung thư, song cũng có thể do bệnh lý khác. Đặc biệt, một số ung thư như dạ dày, đại tràng lại không khiến các chất chỉ điểm tăng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng "an tâm giả tạo", khi một số người có chỉ số bình thường nên đã bỏ qua tầm soát bằng xét nghiệm phân, nội soi khiến bệnh phát hiện muộn.

Xét nghiệm chỉ điểm chỉ là một kết quả tham khảo, không thể khẳng định bệnh nhân có mắc ung thư hay không. Ảnh: Health

Xét nghiệm chỉ điểm chỉ là một kết quả tham khảo, không thể khẳng định bệnh nhân có mắc ung thư hay không. Ảnh: Health

Cùng quan điểm, bác sĩ Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u trong máu đều không có cơ sở khoa học. Kết quả này chỉ mang tính tham khảo, không đưa kết luận rõ ràng bệnh nhân mắc bệnh. Lý do là xét nghiệm này chỉ áp dụng khi tầm soát trên người có nguy cơ cao hoặc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với người đang mắc bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, xét nghiệm tràn lan còn gây tâm lý hoang mang hoặc yên tâm giả tạo cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tràn lan và được nhiều người ưu tiên lựa chọn do giá thành rẻ, trả kết quả nhanh.

Một số phương pháp khác như siêu âm, CT (chụp cắt lớp vi tính) cũng không kết luận được bệnh nhân mắc ung thư. Việc chụp cắt lớp toàn thân nhằm tầm soát thậm chí gây hại sức khỏe, không nên lạm dụng. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và từng loại ung thư, bác sĩ có chỉ định tầm soát khác nhau.

Đặc biệt, sàng lọc ung thư luôn có sai số nhất định. Nguyên nhân có thể do bác sĩ thăm khám và tư vấn bệnh không tốt, không có kiến thức về sàng lọc ung thư. Máy móc, thiết bị kỹ thuật cũng có thể sai sót. Do đó, người dân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ đúng chuyên ngành, điều trị nếu mắc bệnh và dự phòng bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc hoặc chỉ định riêng. Phụ nữ từ 40 đến 54 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp X-quang tuyến vú. Từ 55 tuổi nên chụp X-quang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần. Sàng lọc nên được kéo dài khi phụ nữ còn đủ sức khỏe và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.

Từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên được sàng lọc bằng xét nghiệm phân để tầm soát ung thư đại tràng, trực tràng và polyp. Từ 76 đến 85 tuổi, bác sĩ cân nhắc sàng lọc dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân. Nhóm nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên hơn bằng nội soi đại tràng và bắt đầu kiểm tra ở độ tuổi sớm để phòng ngừa.

Đối với ung thư cổ tử cung, bạn nên xét nghiệm từ năm 21 tuổi. Từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap ba năm một lần năm. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap với xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như trong độ tuổi từ 55 đến 74 và có sức khỏe bình thường, đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm.

"Báo tin dữ cho bệnh nhân là điều không hề dễ dàng, tuyệt đối không được cẩu thả, chủ quan và phải đặt mình vào địa vị người bệnh để biết mình nên làm gì cho đúng", bác sĩ nói.

Bác sĩ Tỵ phẫu thuật cho bệnh nhân vỡ khối u vú do đến viện muộn. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Tỵ phẫu thuật cho bệnh nhân vỡ khối u vú do đến viện muộn. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

cùng nhà thuốc Quốc Dân THỰC HÀNH LÂM SÀNG ĐÔNG Y PHÂN TÍCH CA THIỆT CHẨN 

THỰC HÀNH LÂM SÀNG cùng nhà thuốc Quôc' Dân

PHÂN TÍCH CA THIỆT CHẨN

Bệnh nhân nữ 32 tuổi, đến khám vì viêm cổ tử cung, sa tử cung _______________________ Chú ý: Tôi không thần thánh mạch và lưỡi. Tôi chỉ xem mạch và lưỡi cuối cùng sau khi đã khám và vấn chẩn. Trên lâm sàng thực sự phức tạp, tôi không khuyến khích các bạn chỉ dựa vào mạch, hoặc chỉ dựa vào lưỡi để kê đơn. Là bác sĩ hiện đại chúng ta nên có càng nhiều thông tin, các kết quả chụp chiếu xét nghiệm càng tốt. Chúng ta càng tiệm cận với nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều trường hợp vì quá tự tin mà chỉ xem lưỡi hoặc chỉ mạch, rồi cuối cùng nói chả đúng triệu chứng nào, kê đơn cũng không hiệu quả gì. _______________________ Đầu tiên: Chất lưỡi bệnh nhân rất nhạt (bợt), thể hiện là dương hư, huyết hư. Vùng 1: Đầu lưỡi hình tam giác, thể hiện suy nghĩ nhiều, can khí không điều đạt. Vùng 2: Lưỡi rất mỏng, rêu lưỡi bong tróc. Lưỡi mỏng (cơ nhục) thuộc tỳ, Tỳ dương hư: Không muốn ăn, không ngon, đi ngoài phân sống, phân lỏng, nát, không thành hình. Vị khí hình thành rêu lưỡi, rêu không không đều -> Vị khí tổn thương: Không muốn ăn, ăn không tiêu hóa được, hay đầy bụng. Vùng 3: Vùng can đởm chất lưỡi nhạt hơn hẳn -> Can huyết hư, nhất định có vấn đề về kinh nguyệt. Đứng lên ngồi xuống sẽ chóng mặt, hoặc có thể trí nhớ giảm…. Vùng 4: Vùng tâm phế chất lưỡi rất nhạt và bị lõm xuống. Thể hiện Tâm huyết hư: là hồi hộp, sợ sệt, Tâm phiền mất ngủ hay mê, dễ sợ hãi, chóng quên, hoa mắt chóng mặt…. Tâm dương hư: hồi hộp, cảm giác vùng Tim như rỗng không, sợ sệt, khó chịu vùng ngực, thân thể tay chân lạnh, đoản hơi thở gấp, tự ra mồ hổi, sắc mặt trắng bệch, mỏi mệt yếu sức… Phế khí hư: ho suyễn đoản hơi, tiếng nói thấp nhỏ, tự ra mồ hôi, sợ gió, rất dễ cảm mạo…Phế chủ nhất thân chi khí, ở bệnh nhân này phù hợp với khí hư hạ hãm mà gây ra sa tử cung. _______________________ Nhiều như thế thì điều trị như thế nào. Nhiều như thế nhưng chung lại bệnh nhân được chẩn đoán là: Dương hư, Khí hư, Huyết hư Cơ thể là tổng hòa của các yếu tố. Nên trị pháp chung cho trường hợp này là: Ôn dương, Ích khí, Dưỡng huyết. Ôn thận dương hay tỳ dương? Ích thận khí, phế khí hay tỳ khí? Dưỡng tâm huyết, can huyết? Câu trả lời phụ thuộc vào thời gian làm lâm sàng của mỗi người, phụ thuộc vào sở học của mỗi người. Nếu là tôi thì tôi sẽ giai đoạn đầu sẽ là Ôn dương Ích khí. Giai đoạn sau mới Dưỡng huyết. Còn bạn?

Vân Nam Bạch Dược chữa nội thương cho rùa

Khách hỏi em mới biết Vân Nam Bạch Dược chữa được nội thương cho cả Rùa đấy ạ
Thành phần: Phương thuốc bảo mật quốc gia. Gồm Thảo ô và các thành phần khác.
Chỉ định: Hoạt huyết, làm tan máu tụ, giảm sưng & giảm đau.
Thuốc được sử dụng trong các trường hợp 𝒄𝒉𝒂̂́𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈, đ𝒖̣𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂̣̂𝒑, 𝒃𝒂̂̀𝒎 𝒕𝒊́𝒎, 𝒔𝒖̛𝒏𝒈 đ𝒂𝒖, d𝒂̣̂𝒑 𝒎𝒐̂ 𝒎𝒆̂̀𝒎, 𝒈𝒂̃𝒚 𝒙𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒌𝒊́𝒏, 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒂̣𝒏𝒈, 𝒉𝒐 𝒓𝒂 𝒎𝒂́𝒖, 𝒄𝒉𝒂̉𝒚 𝒎𝒂́𝒖 𝒅𝒐 𝒕𝒓𝒊̃, 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒕𝒖̛̉ 𝒄𝒖𝒏𝒈, 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒅𝒐 𝒍𝒂𝒐 𝒑𝒉𝒐̂̉𝒊,…𝒗𝒂̀ 𝒄𝒂́𝒄 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒐𝒂̀𝒊 𝒅𝒂
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Cách dùng:
- Huyết ứ sưng đau và chưa chảy máu: uống thuốc với rượu.
- Vết thương do dao cắt, đạn bắn, tai nạn bị chảy máu, bất kể vết thương nặng nhẹ, người bị xuất huyết uống thuốc với nước ấm.
- Bệnh phụ khoa: uống thuốc với rượu. Nếu rong kinh, chảy máu tử cung, băng huyết thì phải uống thuốc với nước ấm
- Mụn nhọt mới mọc: uống một viên nang và lấy một lượng thuốc trong viên nang khác trộn với rượu thành dạng sệt để đắp lên trên mụn nhọt.
- Với vết thương nhiễm trùng, mưng mủ: chỉ cần uống
Liều dùng:
- Người lớn: 4 lần x 1-2 viên/ ngày
- Trẻ em từ 2-5 tuổi: ¼ liều người lớn
- Trẻ em từ 5-12 tuổi: ½ liều người lớn.
Quy cách: Hộp 1 vỉ, vỉ 16 viên nang , mỗi viên 0,25 gam.
Hạn sử dụng: 60 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nhà sản xuất: VÂN NAM BẠCH DƯỢC云南白药集团

Bài thuốc Đông y Trung Quốc hỗ trợ trị COVID-19

Thực hư bài thuốc Đông y Trung Quốc hỗ trợ trị COVID-19

P'medic| Bài thuốc Đông y của Bệnh viện Trung y tỉnh Hồ Bắc đã góp phần dập dịch COVID-19 có kết quả tốt. Chúng tôi xin phân tích nội dung, tác dụng và những lưu ý khi áp dụng bài thuốc này.

Bài thuốc gồm: sài hồ 20g, hoàng cầm 10g, toàn qua lâu 10g, binh lang 10g, pháp bán hạ 10g,thảo quả 15g, hậu phác 15g, tri mẫu 10g, bạch thược 10g, trần bì 10g, hổ trượng 10g, đảng sâm 15g, cam thảo 10g (theo quan điểm chúng tôi là vị cam thảo sống phù hợp với bài thuốc).

Tổng bài thuốc có 13 vị: Sài hồ: làm chủ dược. Sài hồ vị đắng tính hơi hàn, vào các kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu... Có tác dụng phát biểu hòa lý, giải cơ, sơ thông can khí. Trị chứng ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu, phát hãn. Nếu bệnh nhân mắc chứng âm hư hỏa vượng thì không được dùng sài hồ. Sài hồ - vị thuốc chủ dược của bài thuốc.

Sài hồ - vị thuốc chủ dược của bài thuốc.

Hoàng cầm: Vị đắng tính hàn vào các kinh tâm, phế, đại tràng tiểu tràng can đởm. Có tác dụng thanh hỏa trừ nhiệt. Điều trị các chứng: tả thực hỏa, thanh thấp nhiệt trị chứng cảm mạo, hoàng đản, đau bụng. Người tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, không có thực hỏa không được dùng. Bán hạ chế: Vị cay tính ôn vào kinh tỳ, vị. Có tác dụng giáng nghịch, chống nôn mửa, tiêu đờm thấp, thông âm dương khí. Trị chứng ho có đờm, giáng khí nghịch. Toàn qua lâu: Vị ngọt đắng, tính hàn vào kinh phế vị đại tràng. Có tác dụng tả hỏa, nhuận phế giáng khí, tiêu đờm nhuận táo. Trị các chứng ho nhiều đờm, vị quản bí kết, vú ung nhọt, đại tiện táo bón. Người tỳ vị hư hàn đại tiện lỏng không được dùng. Thảo quả: Vị cay ngọt tính ấm vào kinh tỳ vị. Có tác dụng táo thấp trừ hàn trục đờm, làm cho tỳ vị mạnh, ấm trung tiêu giải độc. Phối hợp với vị binh lang, thường sơn trị chứng sốt rét, trị chứng đau bụng, giúp tiêu hóa tốt. Hậu phác: Vị cay đắng tính ôn vào kinh tỳ vị đại tràng. Có tác dụng giáng khí tiêu đờm, tiêu thực, lợi thủy. Trị chứng hoắc loạn kiết lỵ thổ tả, ngoại cảm do phong nhiệt... Người tỳ vị hư yếu, nguyên khí kém, phụ nữ có thai không được dùng. Tri mẫu: Vị đắng tính hàn vào kinh phế thận vị. Giúp bổ nhận thận thủy, tả hỏa hoạt tràng. Trị chứng âm hư táo hỏa, thanh nhiệt tiêu khát, đại tiện bí kết.Người tỳ hư đại tiện lỏng không được dùng.
Bạch thược: Vị hơi đắng chat chua vào kinh phế tỳ can. Có tác dụng thanh can tư âm, liễm âm khí. Trị chứng nhiệt độc, đau nhức, chứng tả lỵ, cảm mạo hư chứng. Người đau bụng đi tả do trúng hàn không dùng. Trần bì: Vị đắng cay tính ôn, vào phần khí của tỳ phế. Có tác dụng điều lý ở phần khí, hóa đờm ráo thấp, hành trệ mạnh tỳ vị, trừ đờm phát tán hàn. Trị chứng ho nôn mửa khí nghịch đau tức ngực, tiêu thực chỉ tả, nhiệt tích ở bàng quang. Không có thấp trệ, không có đờm thì không dùng. Hổ trượng: Rễ cây cốt khí của Việt Nam. Vị đắng bình hơi ôn. Giúp tán ứ khu phong lợi thấp, thông kinh. Đảng sâm: Vị ngọt tính bình vào kinh phế và tỳ. Có tác dụng bổ phế tỳ, ích khí sinh tân chỉ khát. Trị chứng tỳ hư ăn không tiêu, bụng trướng đầy, tay chân mỏi mệt hư lao, ho (có thể thay bằng sâm bố chính). Cam thảo: Vị ngọt tính bình vào cả 12 kinh lạc. Giúp bổ tỳ, nhuận phế ích tinh điều hòa các vị thuốc trong bài. Dùng sống thanh nhiệt, giải độc tiêu khát, trị ho viêm họng. Tổng bài thuốc có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, hóa thấp, tán ứ hòa giải tam tiêu, tăng cường can đởm, làm  mạnh tỳ vị, giáng khí. Trị các chứng sốt cao ho nhiều đờm, đau tức ngực khó thở, nôn mửa, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi... Trong bài nhiều vị thuốc có vị đắng. Theo Đông y vị đắng phần nhiều là kháng sinh diệt khuẩn, vị cay có tác dụng giải hàn độc.  
Theo tài liệu đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19. Tuy nhiên, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thuộc xứ hàn đới, người Trung Quốc có cơ địa khác người Việt Nam. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên để phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và cơ địa của người Việt Nam bài thuốc cần gia giảm thì mới có kết quả.
 
TTND. BS. NGuyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Trung ương hội Đông y Việt nam)

LỊCH SỬ ĐỊNH KHÔN ĐAN DANH DƯỢC TRĂM NĂM

LỊCH SỬ ĐỊNH KHÔN ĐAN - DANH DƯỢC TRĂM NĂM ▪︎ Định Khôn Đan có thành phần chủ yếu gồm: Hồng sâm, A giao, Lộc nhung, Lộc giác giao, Thục địa hoàng, Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Bạch truật, Phục linh, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Ngưu tất, Hoàng cầm, Hương phụ, Sài hồ, Ích mẫu thảo, Hồng hoa, Diên hồ sách, Kê huyết đằng cao, Bạch thược, Can khương, Tế tân, Nhục quế, Sa nhân, chích Cam thảo, Ô dược, Ngũ linh chi,... hơn 30 vị thuốc. • Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, sơ can lý khí, bổ ích tỳ thận, ôn dưỡng khí huyết • Chủ trị: phụ nữ khí huyết lưỡng hư, khí trệ huyết ứ, tình chí thất điều gây kinh nguyệt không điều, đau bụng, lạnh bụng, sản hậu hư suy, vô sinh hiếm muộn,... công hiệu rõ ràng! Định Khôn Đan luyện: Tứ Quân Tử Thang, Tứ Vật Thang (Bát Trân Thang), Thập Toàn Đại Bổ Thang, Bát Trân Ích Mẫu Tán, Tiêu Dao Tán, Sài Hồ Sơ Can Tán, Bổ Trung Thang vào làm một lò, bộ bộ vây quanh tư tưởng: “Nữ tử dĩ can vi tiên thiên”, “Nữ tử dĩ huyết vi bản”, “Tỳ vị vi khí huyết sinh hóa chi nguyên”; nhằm vào bệnh cơ chủ chốt: “Phụ nhân chi bệnh, nhân hư, tích lãnh, kết khí”; thông qua: ích khí dưỡng huyết, sơ can lý khí, bổ thận kiện tỳ; để đạt tới hiệu quả điều hòa thân tâm toàn diện cho phụ nữ. Cho nên phương này thậm chí còn được tôn gọi làm kinh điển phương trong trị liệu các bệnh lý phụ khoa cơ bản. ▪︎Ngày nay ngoài tác dụng trong điều trị bệnh lý phụ khoa, Định Khôn Đan còn được sử dụng để dưỡng nhan kháng thoái, thư sướng tình khí, hỗ trợ thụ thai, bồi bổ hậu sản hư chứng,... ... ◇ Quảng Dự Viễn Định Khôn Đan đến nay đã truyền thừa hơn 300 năm tuổi, thủ tuân cổ pháp, kế thừa truyền thống. Mật phương và kỹ thuật bào chế Định Khôn Đan được chính phủ Trung Quốc bảo vệ cấp độ 1, và duyệt vào danh mục văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, điều đó phần nào cho thấy công hiệu phi phàm của nó trong tâm thức người bản địa Lịch sử lưu truyền và công dụng của danh dược Định Khôn Đan. ◇ Dẫn: ▪︎ Thi gia nổi tiếng đời Đường - Bạch Cư Dị trong bài thơ “後宫詞 - Hậu Cung Từ” viết: 淚 濕 羅 巾 夢 不 成, 夜 深 前 殿 按 歌 聲. 紅 顏 未 老 恩 先 斷, 斜 倚 薰 籠 坐 到 明. ~ "Lệ ướt đầm khăn mộng chẳng thành, Điện ngoài ca hát rộn đêm thanh Hồng nhan chưa tắt ân tình hết, Ngồi tựa lò hương đến sáng tinh." (Dịch thơ : Đường thi trích diễm) - Bài thơ khắc họa nỗi khổ tâm can của những quý phu nhân nơi hoàng cung thâm viện thời phong kiến. ▪︎Thực tế, từ bao đời nay, những bài văn thơ nói lên tiếng lòng oán thán nơi thâm cung có rất nhiều. Điều đó đủ minh chứng cái vẻ bề ngoài tráng lệ của hoàng cung, nhưng che lấp chẳng hết sự bi ai trong nội tâm những người phụ nữ ấy. Lịch triều như cũ, chẳng hề đổi thay, đến tận triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là Thanh triều cũng y vậy, chẳng khác. Các cung tần mỹ nữ, kẻ theo hầu bị nhốt chặt chốn thâm cung, chẳng người tâm sự, chẳng lần thánh ân, tư tưởng u uất, oán hận, khí trệ huyết ứ, dung nhan lụi tàn, nên đa phần đều mắc chứng uất huyết! ◇ Cung vi Thánh dược, Càn Long ban danh! ▪︎ Thanh sơ, Càn Long đế nhận thấy tình trạng này trong cửa hậu cung sẽ ảnh hưởng đến sự duy trì hoàng quyền và phả hệ hoàng tộc, nên vào năm Càn Long thứ 4 - tức năm 1739, nhân lúc Thái Y Viện đang triệu tập danh y toàn quốc vào cung để biên soạn bộ sách《Y Tông Kim Giám》, ông chiếu lệnh liệt việc y trị bệnh phụ khoa uất huyết vào nội dung cần nghiên cứu. Sau 3 tháng ngày đêm miệt mài tìm tòi, chỉnh lý, nghiên cứu hơn 800 bài thuốc quý tự cổ đến kim, Thái Y Viện cuối cùng đã chế xuất được một phương dược đặc biệt có tác dụng điều kinh, thư uất, lý khí, hoạt huyết; sau đem ứng nghiệm lâm sàng, nhiều lần kỳ hiệu. ▪︎Càn Long đế hay tin đại hỷ, ngự ban tên thuốc là “定坤丹 - Định Khôn Đan” ~ lấy ý: “Khôn cung đạt đáo an ninh”. Đồng thời lệnh liệt Định Khôn Đan vào “宫帏圣药 - Cung Vi Thánh Dược ”, chuyên dành nội đình sử dụng, cấm chép nhập 《Y Tông Kim Giám》, cấm truyền dân gian. ... ◇ Ngự sử cứu mẹ, thuốc truyền Thái Cốc ▪︎ Theo Thanh sử, quan Giám sát Ngự sử Tôn Diên Quỳ (孙廷夔) nguyên quán Thái Cốc, Sơn Tây, do lập nhiều công lao hiển hách nên được Càn Long đế trọng dụng, văn võ bách quan cũng kính trọng ông vài phần. Bỗng một ngày nọ, gia đinh từ quê nhà Thái Cốc xa xôi tìm đến, vào kinh bẩm báo với Tôn ngự sử rằng mẫu thân ông đang lâm bệnh trọng, đã tứ phương cầu y vấn dược, lâu ngày không đỡ. Tôn ngự sử vốn là người trung hiếu vẹn toàn, nghe tin mẫu thân sinh bệnh mà lòng ông như lửa thấu, nhiều ngày lo lắng chặng màng ăn ngủ. Đúng vào lúc khó nghĩ nhất, chợt có Thái y viện Thân tổng quản đến phủ chơi; Tôn ngự sử liền sai gia nhân thiết tiệc khoản đãi. Trong tiệc ông dãi bày tâm tư với Thân tổng quản, tấm lòng hiếu thuận, chân thành của ông khiến tổng quản cảm động vô cùng,... sau hồi suy nghĩ, Thân tổng quản đã đồng ý chép lại mật phương Định Khôn Đan và kỹ thuật bào chế tặng cho Tôn ngự sử dùng cứu mẹ. Hai ngày sau, Tôn ngự sử cầm trong tay mật phương Định Khôn Đan, liền đêm sai ngựa nhanh mang về Thái Cốc, sau cho “Bảo Nguyên Đường ” của gia đình bí mật bào chế. Tôn mẫu mới uống vài viên Đinh Khôn Đan, linh nghiệm thay bệnh chứng liền thoái tận. Hay tin, Tôn ngự sự an lòng vui sướng!... Về sau, Bảo Nguyên Đường đến độ lại bào chế một ít Định Khôn Đan cho gia quyến, bằng hữu cùng sử dụng. ▪︎ "天道好还,常与善人 - Thiên đạo hạo hoàn, thường vu thiện nhân’’”, Định Khôn Đan từ Cung đình lưu nhập Tôn thị Thái Cốc. Sau Tôn thị gia đạo trung lạc, Bảo Nguyên Đường sập đổ, Định Khôn Đan dược phương gập gềnh lạc nhập “广盛号 - Quảng Thịnh Đường” (tiền thân của Quảng Dự Viễn) dược hiệu mà lưu truyền hậu thế.

LỊCH SỬ ĐÔNG A A GIAO bí phương trường thọ

LỊCH SỬ ĐÔNG A A GIAO "A giao - huyết nhục hữu tình chi phẩm, tư bổ tối thậm!" (《Lâm Chứng Chỉ Nam Y Án》Thanh • Diệp Thiên Sỹ) 🔹 DẪN 🔎📘 Những năm Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch nhà Minh, y học thịnh hành trào lưu dùng thuốc “dĩ nhân bổ nhân”, như: Thu thạch, Tử hà sa,... Sống trong suốt giai đoạn ấy, Lý Thời Trân thực cảm vô cùng chán ngán trào lưu này. Cho nên, những gì liên quan tới các loại thuốc "đại bổ", ông đều rất cẩn trọng và kiệm lời luận giảng hay tán thán! • Vì vậy, trong tổng số 1892 vị thuốc cùng hơn 1 vạn phương dược của《Bản Thảo Cương Mục》, duy nhất ở mục “Phát Minh”, ông mới viện lời của Dương Sỹ Doanh tôn vinh A giao là "thánh dược". Đồng thời ông đem A giao xếp đặt trước Nhân sâm, bởi theo ông: "A giao dục thần, Nhân sâm ích khí". Điều này cho thấy, Lý Thời Trân đánh giá cao tác dụng của A giao đến mức độ nào! 🔹 NGUỒN GỐC - LƯU TRUYỀN 🔎🌿 A giao hay còn gọi là Lư bì giao, Phó tri giao, Cống giao,...đã ra đời từ lâu, tuy nhiên cụ thể từ khi nào rất khó khảo cứu rõ. • Tây Hán, Vương Lưu An《Hoài Nam Tử》có câu: “A giao nhất thốn, bất năng chỉ Hoàng Hà chi trọc” ~ dẫn dịch ra có nghĩa là: "thuốc quý có linh nghiệm đến mấy, thì tác dụng của nó cũng không phải là vô tận". Đây hiện là ghi chép sớm nhất về A giao trong sử tịch còn lưu lại đến ngày nay. • Đông Hán, thánh y Trương Trọng Cảnh lâm sàng đã nghiệm chứng công dụng của A giao. Trong bộ《Thương Hàn Tạp Bệnh Luận》, ông phối dụng A giao trong 12 bài thuốc khác nhau để luận trị nội khoa tạp bệnh, phụ khoa đa chứng. Như các danh phương: Hoàng Liên A giao Thang, Giao Ngải Thang, Chích Cam Thảo Thang của ông vẫn được y gia nhiều đời trọng dụng. • Đông Hán, sách《Thần Nông Bản Thảo Kinh》đem A giao liệt vào hàng “Thượng phẩm”, cho rằng A giao dùng lâu "thanh thân ích khí, diên niên ích thọ". • Nam Bắc triều, Đào Hồng Cảnh《Bản Thảo Kinh Sơ》viết: A giao "xuất Đông A, cố danh A Giao". • Đông A trấn nay thuộc huyện Bình Âm, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc - quê hương của chân A giao truyền thống. Ly Đạo Nguyên trong《Thủy Kinh Chú》còn ghi: "Đông A có cái giếng to như bánh xe ngựa, sâu hơn 20 mét, hàng năm lấy nước giếng này đem nấu cao dâng cống triều đình". 🔹 CỔ PHÁP BÀO CHẾ 🌿📗 Ngày nay, công nghệ bào chế chân A giao vẫn được truyền thừa và duy trì qua nhiều thế hệ người bản địa. Theo cổ pháp: “Mùa xuân hàng năm, họ tinh tuyển những con lừa đen thuần chủng khỏe mạnh, cho chúng ăn cỏ từ núi Sư Nhĩ Sơn của trấn Đông A, uống nước sông Lang Hà. Tới mùa đông thì đem giết mổ lấy da, ngâm trong nước sông Lang Hà khoảng bốn năm ngày, đem cạo lông tẩy mỡ bẩn, sau đó ngâm tẩy thêm vài ngày cho sạch, cắt miếng, dùng nước giếng A Tỉnh và nước sông Lang Hà, đun bằng củi dâu trong 3 ngày đêm, lọc bã lấy cốt trong, sau lấy chảo bạc muôi vàng, gia nước cốt Sâm, Thi (cỏ Thi), Quy, Khung, Quất, Cam,... nấu thành cao. Chân A giao có màu nâu đen hoặc đen, sắc sáng bóng, thấu minh, chất cứng dễ vỡ, vị cam hàm, khí thanh hương, không tanh hôi, qua mùa hạ mà không mềm là loại tốt. Sách thuốc các đời đều có ghi chép, các tái bản sách《 Trung Quốc Dược Điển》 cũng không dám bỏ sót A giao lần nào! 🔹 CÔNG DỤNG CHỦ TRỊ 🌿🀄 A giao cùng Nhân sâm, Lộc nhung được tôn làm "Trung dược tam bảo". Tự cổ đến nay, A giao dùng làm thuốc bổ huyết, dưỡng âm, nhuận táo, tư thận, dưỡng can, ích phế, an thai, chỉ huyết đều vô cùng hiệu quả. ➡️ Theo: •《Tân Tu Bản Thảo》:“A giao, vị cam, tính bình, vi ôn. Chủ trị tâm phúc nội băng, lao tật sái sái như ngược trạng, yêu phúc thống, tứ chi toan thống. Nữ tử hạ huyết, động thai” •《Thang Dịch Bản Thảo》: "A giao ích phế khí, phế hư cực tổn, khái thấu thóa nung huyết, phi A giao bất bổ" •《Danh Y Biệt Lục》:"trị đau bụng dưới, hư lao, gầy ốm, âm khí bất túc, chân đau không đứng được, dưỡng can khí" •《Thiên Kim · Thực Trị》:"trị đại phong" •《Bản Thảo Cương Mục》:"liệu thổ huyết, nục huyết, huyết lâm, niệu huyết, tràng phong, hạ lỵ. Nữ nhân huyết thống, huyết khô kinh nguyệt bất điều, vô tử, băng trung, đới hạ, thai tiền sản hậu chư chứng" •《Cương Mục Thập Di》:"trị nội thương yêu thống, cường lực thư cân, thiêm tinh cố thận" 🔹 PHÁP DÙNG - KIÊNG KỴ ㊙️🌿 Dương hóa đoái phục, 5 - 10g; sao A giao có thể vào thang hoặc hoàn, tán. Tư âm bổ huyết đa phần dùng sống, thanh phế hóa đàm sao Cáp phấn, chỉ huyết sao Bồ hoàng. •《Dược Tính Luận》:"A giao có Thự Dự (Hoài Sơn) làm sứ thì tốt" •《Bản Thảo Kinh Tập Trú》:"gặp hỏa thì tốt, sợ Đại hoàng" •《Bản Thảo Kinh Sơ》:"tính niêm ni, người tỳ vị hư nhược, ẩu thổ đàm ẩm kỵ dùng." 🔹 NGHIỆM PHƯƠNG LÂM SÀNG (1). Trị xuất huyết gây huyết hư: A giao đơn dụng hoặc phối Thục địa, Đương quy, Thược dược,... (《Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc》A Giao Tứ Vật Thang) (2). Trị khí hư huyết thiếu gây tâm quý, mạch kết đại: A giao, Quế chi, Cam thảo, Nhân sâm,... (《Thương Hàn Luận 》Chích Cam Thảo Thang) (3). Trị khái suyễn lâu ngày: A giao, Nhân sâm (《Thánh Tế Tổng Lục》A Giao Ẩm) (4). Trị phế phá khái huyết: A giao, Nhân sâm, Thiên đông, Bạch cập,... (《Nhân Trai Trực Chỉ Phương 》A Giao Tán) (5). Trị táo tà thương phế, can khái vô đàm, tâm phiền khẩu khát, tỵ táo yết can,...: A giao,Tang diệp, Hạnh nhân, Môn đông,... (《Y Môn Pháp Luật》 Thanh Táo Cứu Phế Thang) (6). Trị nhiệt bệnh thương âm, thận thủy khuy mà tâm hỏa kháng, tâm phiền thất miên: A giao, Hoàng liên, Bạch thược,... (《Thương Hàn Luận 》Hoàng Liên A Giao Thang) (7). Trị ôn nhiệt bệnh hậu kỳ, chân âm dục kiệt, âm hư phong động, thủ túc xiết túng: A giao, Quy bản, Kê tử hoàng,... (《Ôn Bệnh Điều Biện 》 Đại/ Tiểu Định Phong Châu) (😎. Trị phụ nhân lậu hạ, sản hậu hạ huyết không cầm, nhâm thần hạ huyết, hoặc nhâm thần phúc thống do bao trở: A giao, Xuyên khung, Cam thảo, Ngải diệp, Đương quy, Thược dược, can Địa hoàng(《Kim Quỹ Yếu Lược》Giao Ngải Thang) (9). Trị sản hậu hư nuy, đại tiện táo sáp: A giao, Chỉ sác, Hoạt thạch, Mật ong(《Cục Phương》A Giao Chỉ Xác Hoàn) (10).Trị nhâm thần phúc thống, hạ lỵ không cầm: Hoàng liên, Thạch lựu bì, Đương quy, chích A giao, Ngải diệp(《Kinh Hiệu Sản Bảo》) (11). Trị lão nhân, hư nhân đại tiện táo sáp: A giao, Thông bạch, Mật ong(《Nhân Trai Trực Chỉ Phương》Giao Mật Thang) 🔹 PHỤ: A GIAO TRUYỀN! 🌿📙 Từ thời Hán Đường tới thời Minh Thanh, trải qua ngàn năm truyền thừa và tích đọng, các điển tích chép về A giao vô cùng đặc sắc và phong phú! (1). Đông A Vương - Tào Thực • Tào Thực (曹植, 192 - 232), tự Tử Kiến (子建), còn được gọi là Đông A Vương (东阿王), là một hoàng thân của Tào Ngụy thời Tam Quốc. Trong số các anh em trai của mình, ông không giỏi võ bằng Tào Phi, Tào Chương, trí tuệ thì không bằng Tào Xung, nhưng lại có tài văn học bát đẩu, thất bộ xuất khẩu thành thơ. Tuy vậy, trong lịch sử ông lại được biết đến nhiều vì những giai thoại có mâu thuẫn với Tào Phi. • Tào Phi và Tào Thực vốn là hai anh em cùng do Biện phu nhân sinh ra. Theo giai thoại, nhiều lần Tào Tháo muốn phong Tào Thực làm Thế tử nối nghiệp nhưng vì có nhiều đại thần khuyên can không nên bỏ trưởng lập thứ nên mới không thực hiện việc đó. Tào Phi sợ địa vị Thế tử của mình không vững nên tìm mọi cách tranh giành để làm vừa lòng Tào Tháo. • Năm Kiến An thứ 25 (220), Ngụy vũ vương Tào Tháo mất, Thế tử Tào Phi được kế vị. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp cũng thoái vị và nhường ngôi lại cho Tào Phi. Từ đó, Tào Phi và con là Tào Duệ kiếm đủ cách bức hại Tào Thực, buộc ông phải rời kinh đô, lưu đầy xa xứ tới trấn Đông A. • Tội nghiệp Tào Phi phải chạy ngược chạy xuôi, lo buồn tiều tụy, không có được một ngày yên tĩnh, nghỉ ngơi nên người ông gầy gộc như củi khô, khí sắc nhợt nhạt, tinh thần u uất. May thay, ông lại được người dân trấn này dâng phục A giao tư bổ, rồi cơ thể dần được cứu vớt. Cảm thán kỳ ân cứu mệnh nên trong《Phi Long Thiên 》,ông thơ viết A giao như là "tiên dược trời ban, giúp ông hồi tinh bổ não, dưỡng khí an thần". (2). A Giao Cường Binh Địch Giặc • Đường,《Nguyên Hòa Quận Huyện Chí 》có tích chép: Lý Thế Dân đem binh đánh trận qua địa phận Sơn Đông, gặp phải cường địch là Vương Thế Sung, nên quân lính bị thương vô số. Ông lệnh lui binh Đông A trấn để chỉnh quân dưỡng sức. Người dân Đông A dâng A giao làm thuốc để cường binh, quân ông đại thắng. • Sau ban sư hồi kinh, ông sai danh tướng Úy Trì Cung tới trấn Đông A, cho quân binh phong kín giếng A Tỉnh, lệnh khi nào nấu cao cống tiến mới được phép mở giếng này. Từ đó Đông A trấn là chốn quan binh cấm địa, A giao trở thành cống phẩm được Hoàng gia quý tộc độc chiếm! (3). A Giao Hiếu Kính Bậc Sinh Thành • Nam Tống,《Chu Tử Văn Tập》 có tích chép về bức thư tỏ lòng hiếu kính của danh nho Chu Hy dành cho mẫu thân. Trong thư có đoạn nhắc tới A giao rất hay thế này: "... Từ mẫu tuổi nay đã cao, nên để cho tâm bình khí thuận làm trọng. Ngày ngày nên ăn đều nhiều bữa nhỏ, hoa quả rau xanh không thể thiếu. Các thuốc như A giao, Đan sâm, có lúc nên dùng. Mẫu thân được diên niên ích thọ, con chẳng mong cầu gì hơn!" (4). Phúc Bài A Giao • Vào những năm Hàm Phong triều Thanh, Ý quý phi (sau là Từ Hy thái hậu) mang long thai, nhưng mắc phải huyết chứng, ngự y chữa trị lâu ngày không khỏi. Sau có Hộ bộ thị lang vốn người Đông A trấn là Trần Tông Quy hay tin, liền trình tấu tiến dâng A giao do Đặng Thị Thụ Đức Đường ở thành cổ Đông A bào chế cho Quý phi phục dụng. Đối chứng hạ dược, quả nhiên linh nghiệm, Ý quý phi bệnh lui, sau thuận lợi hạ sinh long tử (Đồng Trị đế sau này). • Năm 1851, Hàm Phong đế cảm ân thần hiệu của A giao nên sai ngự ban Đặng Thị Thụ Đức Đường tam bảo: một là bộ Hoàng Mã Quái tứ phẩm quan phục, hai là thiệp tiến cung, ba là ban cho Đông A A giao chữ "Phúc" làm bài hiệu. Thụ Đức Đường A giao cũng được phong làm "Cống giao" để danh vang thiên hạ. • Từ đó đến nay, chữ "Phúc" ấy vẫn luôn gắn liền với những miếng A giao chính tông như một biểu tượng cho sự tốt lành, may mắn! 🔎📘 Dẫn nguồn: vi.m.wikipedia.org; yhocbandia.vn; baike.baidu.com; zysj.com.cn; 360doc.cn; Sohu.com; weibo.com; blog.sina.com; doc88.com,...

GIẢI OAN CHO AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN

🔅 GIẢI OAN CHO AN CUNG NGƯU HOÀNG Tại sao lại phải giải oan? Bởi đa số mọi người có lầm tưởng uống An cung hằng ngày để chống tai biến. Mấy hôm trước tôi lại xem video của mấy dược sĩ Tiktok thì họ lại nói An cung chứa thành phần đ.ộ.c tố nên tuyệt đối không được dùng nên tôi nghĩ chắc phải minh oan một chút cho loại thuốc quý này, đồng thời giúp mọi người biết được cách dùng chính xác để tránh lạm dụng thuốc gây tổn hại tới sức khỏe. “Nhà em có An cung ngưu hoàng được biếu, bố mẹ em uống hằng ngày để phòng chống tai biến được không ạ?” Câu hỏi này tôi được nghe liên tục từ người bệnh. Không biết từ bao giờ An cung lại trở thành thuốc uống hằng ngày được, thật đáng buồn khi một số người buôn bán thuốc hiện nay lại dám tư vấn vô tội vạ biến một loại thuốc cấp cứu thổi thành dạng thuốc như tiên dược để người cao tuổi uống liên tục. Thông tin đầu tiên ta cần phải hiểu đó chính là: An cung ngưu hoàng xuất xứ từ thời Thanh do vị danh y tên Ngô Cúc Thông đề xuất. Thành phần bao gồm: Ngưu hoàng (là sỏi trong túi mật của con trâu), Sừng tê giác, Xạ hương (là chất tiết ra từ tuyến nội tiết của con cầy hương đực, hiện nay chủ yếu dùng xạ hương nhân tạo), Hùng hoàng, Uất kim, Băng phiến, Chu sa, Trân châu, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử đều là những vị thuốc mang tính hàn lạnh khai khiếu rất mạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chấn kinh, thanh tâm hóa trọc, khai khiếu… Đây là loại thuốc quý để cấp cứu trong trường hợp đàm nhiệt nội bế, nhiệt tà nhập tâm bào gây nên sốt cao, co giật, bất tỉnh, mê sảng ở cả người lớn và trẻ em. Hôm trước có một ca bệnh tai biến nguy kịch, sốt cao, mê sảng, tay chân co giật nhưng bác sĩ lại cấm người nhà cho dùng An cung để điều trị khiến tôi khá tiếc nuối. Tuy nhiên họ nghiêm cấm cũng không có gì là lạ, người Việt chúng ta lạm dụng thuốc quá nhiều, nhất là An cung ngưu hoàng. Và chắc chắn một điều rằng, họ đã gặp không ít trường hợp nguy kịch do dùng An cung không đúng cách, gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mới khuyến cáo người nhà không được sử dụng. Tôi quan sát nhiều năm thấy một hiện tượng: Phàm những thứ có tác dụng tốt thì người ta thường hay đồn thổi đến mức vượt quá đi đi tác dụng thật của nó. An cung cũng giống như các nghệ sĩ vậy, sẽ bị dính các loại tin đồn khiến thiên hạ điên đảo, và các bác sĩ lại bị nhiều phen bối rối. Tôi sẽ điểm mặt qua những câu hỏi thường gặp để mọi người hiểu rõ hơn, đồng thời giải oan cho vị thuốc quý này. 👉Tác dụng chính của An cung ngưu hoàng là gì? Giảm tỉ lệ tử vong, giảm nhẹ di chứng tai biến. 👉An cung ngưu hoàng hoàn thích hợp dùng cho bệnh nhân xuất huyết não hay bệnh nhân thiếu máu não? Đáp án của chúng tôi là cả hai trường hợp đều có thể sử dụng. Nhưng vấn đề làm sao cùng một loại thuốc có thể hiệu quả đối với cả hai căn bệnh trái ngược nhau như xuất huyết não và thiếu máu não? Dưới đây, tôi sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết để mọi người hiểu rõ hơn. Lâm sàng thường thấy 2 loại: đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu. Đột quỵ xuất huyết dựa vào vị trí vỡ nứt của mạch máu, có thể chia thành xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới màng nhện. Xuất huyết nội sọ có 80% do cao huyết áp, những nguyên nhân khác: u não, rối loạn đông máu, huyết khối tĩnh mạch, xuất huyết não trong vùng bị nhồi máu chuyển dạng xuất huyết… khiến cho các mạch máu trong não bị vỡ nứt, máu chảy vào cấu trúc bên trong não, gây nhiễm trùng. Điều này có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn, mất ý thức và thậm chí tử vong. Còn vùng dưới màng nhện thực ra là bề mặt gấp của não, là khu vực giữa não bộ và các mô màng bao phủ não. Xuất huyết dưới nhện thì phần lớn trường hợp do dị dạng mạch máu não, cụ thể là phình mạch máu não, khiến máu chảy vào không gian này gây cản trở lưu thông dịch não, dẫn đến những triệu chứng như đau đầu kịch liệt, nôn mửa, hôn mê, tê liệt và thậm chí là tử vong. Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ về đột quỵ xuất huyết, tiếp theo hãy nói về đột quỵ thiếu máu. Đột quỵ thiếu máu thường diễn ra do các mạch máu trong não bị tắc nghẽn bởi chất lạ, chia thành hình thành huyết khối não và tắc mạch máu não. Hình thành huyết khối não là loại phổ biến nhất, thường do mạch chủ não hoặc các nhánh mạch máu ở vỏ não bị xơ hóa và co lại, gây tắc nghẽn và hình thành huyết khối, làm giảm lưu lượng máu hoặc ngừng cung cấp máu cho một khu vực cụ thể của não, gây ra thiếu máu và thiếu oxy cho các mô não, gây ra tổn thương thần kinh ở các vùng. Đơn giản mà nói, các mạch máu trong não thu hẹp do tình trạng xơ hóa và hình thành huyết khối, gây giảm lưu lượng máu hoặc ngừng cung cấp máu gây thiếu máu cục bộ cho một khu vực cụ thể của não. Tắc mạch máu não là khi các cục máu khác nhau bám trên thành mạch từ tim, cục máu trong các cục mạch xơ hóa hoặc mỡ, tế bào ung thư, sợi sụn hoặc không khí và những thứ tương tự được đưa vào động mạch não bị tắc, đồng thời các nhánh phụ không thể bù đắp thiếu hụt, gây ra tổn thương mô não do thiếu máu. Trong Đông y dùng thuốc không phải là xuất huyết thì cho thuốc đông máu, tắc ứ thì dùng thuốc hoạt huyết, An cung cũng vậy, điều chúng ta cần hiểu là tác dụng của nó không như các dạng thuốc hoạt huyết hay thuốc đông máu. Đối với đột quỵ xuất huyết não, An cung có thể hỗ trợ giảm được nồng độ nước xung quanh mô não tổn thương, nâng cao khả năng biến hình của tế bào hồng cầu để giảm nhẹ tình trạng phù não, đồng thời bảo vệ mô não khỏi tổn thương thứ phát. Đối với tai biến do thiếu máu, An Cung sẽ tăng thời gian sống và khả năng chống oxi hóa tổng hợp của các tế bào não bị tổn thương, từ đó có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh. Trên lâm sàng có thể dùng An cung ngưu hoàng hoàn cho các tai biến mạch máu não bao gồm xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, nhồi máu não, huyết khối não và thiếu máu não tạm thời thuộc chứng nhiệt bế như sốt cao, co giật, hôn mê, nói sảng.... Tuy nhiên do thành phần cấu thành An cung đều là các vị có tính hàn cực mạnh nên sẽ không phù hợp với chứng hàn bế và chứng thoát trong tai biến, do vậy cần hết sức cẩn trọng tìm đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. 👉Triệu chứng của Tai biến do hàn bế (hàn chứng) là gì? Thân nhiệt bình thường, sắc mặt xanh tối, môi tím đen, rêu lưỡi trắng dày, tay chân lạnh ngắt. Hôm trước có người nhà bệnh nhân gọi đến để hỏi ý kiến khi bệnh nhân đang có những biểu hiện trên nên đã kịp thời ngăn lại họ dùng An cung, thật sự may mắn khi có người nhà sáng suốt như vậy. 👉Triệu chứng của Tai biến do chứng thoát là gì? Mắt hơi mở, miệng hơi há, tay buông thõng mở ra, hít vào ít thở ra nhiều, mồ hôi trên người vã ra nhiều và có cảm giác dính. 👉An cung ngưu hoàng hoàn có thể hạ huyết áp không? Nếu huyết áp đột nhiên tăng cao, đồng thời kèm theo đau đầu kịch liệt, chóng mặt, nôn mửa, dùng An cung có thể có tác dụng hạ huyết áp. 👉Tiền tai biến là gì? Nếu như người bệnh có tiền sử cao huyết áp, mỡ máu cao, khi xuất hiện các triệu chứng như méo miệng, khó nói, tê bì tay chân, đau đầu, chóng mặt… có khả năng bị tiền tai biến, đề xuất gọi điện cho bác sĩ để được hướng dẫn dùng An cung ngưu hoàng và tới bệnh viện kiểm tra kịp thời, lúc này An cung ngưu hoàng có thể giảm nhẹ xuất huyết não và hình thành huyết khối. 👉Bệnh nhân tiền sử tai biến bị liệt nhiều năm có thể dùng An cung không? Có thể dùng trong trường hợp huyết áp tăng cao khó kiểm soát để xử lý tại chỗ phòng tránh tái phát tai biến, nhưng nếu quan sát thấy cơ thể suy nhược, khí yếu, tiêu hóa kém, tiêu chảy thì không nên sử dụng. 👉Có nên dùng An cung thường xuyên không? An cung ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu, không phải thực phẩm chức năng hay thuốc bổ. Thành phần cấu tạo có nhiều vị thuốc tính hàn rất mạnh, đồng thời có cả các thành phần như: hùng hoàng, chu sa, xạ hương... Đây đều là các dược liệu có độc tính và khi dùng phải có sự kiểm soát chặt chẽ về liều dùng, đường dùng, thể chất, tình trạng sức khỏe của người bệnh và phải có sự tư vấn cẩn thận của bác sĩ khi sử dụng. Do vậy An cung không được dùng uống thường xuyên để đề phòng đột quỵ như nhiều người vẫn lầm tưởng. NẾU DÙNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH SẼ G Y NÊN NHỮNG TAI HẠI NGHIÊM TRỌNG VÀ NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG. Bất kể vị thuốc quý nào đều giống như thanh kiếm sắc lẹm, nếu biết cách dùng đúng lúc, đúng thời điểm, đúng thể trạng sẽ có thể cải tử hoàn sinh, cứu vớt được sinh mệnh; còn nếu dùng sai cách không những không chữa được bệnh mà còn gây nên những hệ quả khó lường. An cung ngưu hoàng hoàn được coi là sản phẩm tinh hoa của Đông y cần được trân trọng và tôn trọng tác dụng thực sự của nó. Tôi không mong muốn những thông tin thiếu chính xác sẽ khiến cho mọi người lao theo hay lạm dụng vô tội vạ dẫn đến tiền mất tật mang, càng không muốn vì một vài lời đồn hay từ những ca bệnh dùng sai cách mà mọi người phủ định giá trị chữa bệnh của phương thuốc này.
Back to Top
Product has been added to your cart