Chào mừng đến với Nhà thuốc Quốc Dân. Kính chúc quý khách sức khỏe, vạn sự như ý!

Search

Mổ xẻ tác dụng của bình can nhất phẩm dược phòng PHIẾN TỬ HOẢNG

Mổ xẻ tác dụng của bình can nhất phẩm dược phòng PHIẾN TỬ HOẢNG PIEN TZE HUANG

Trung Quốc cổ đại có một loại thuốc kỳ diệu và bí ẩn - Phiến Tử Hoàng. Đây không chỉ là một loại thuốc mà nó mang trong mình trí tuệ và sự kế thừa của nền văn hóa y học Trung Quốc hàng nghìn năm. Đằng sau mỗi viên thuốc nhỏ bé ẩn chứa vô số câu chuyện hấp dẫn, có thể vui hay buồn, kỳ lạ hay có thật, nhưng tất cả đều cho chúng ta hiểu sâu hơn về công dụng thần kỳ của Phiến Tử Hoàng PIEN TZE HUANG - PHIẾN TỬ HOÀNG có nguồn gốc từ cung đình nhà Minh ( khoảng năm 1555 ), là 1 trong 5 loại thuốc quý nằm trong danh sách công thức tuyệt mật được chính phủ TQ bảo hộ . Các thành phần chính : Xạ hương tự nhiên, ngưu hoàng tự nhiên, tam thất, mật rắn . Tại trung quốc, Phiến tử hoàng được dùng nhiều nhất trong bảo vệ gan trước khi uống bia, dùng giảm đau và nhanh lành vết thương cho bệnh nhân phẫu thuật ( đặc biệt phụ nữ sinh mổ thường dùng phiến tể hoàng trong giai đoạn sau mổ và sữa chưa về để giảm đau và tránh viêm nhiễm vết mổ, giúp thu nhỏ sẹo vết mổ đảm bảo tính thẩm mỹ ), và giảm đau kéo dài thời gian cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ( tác dụng giảm đau ổn định, không cần tăng liều, không gây ảo giác ... ) Phiến tử hoàng với đặc tính thanh nhiệt giải độc, lương huyết hóa ứ, tiêu sưng chỉ thống được dùng chữa trị các bệnh về gan, mụn nhọt lở loét, các khối u sưng không rõ nguyên nhân, các tổn thương do va đập và viêm nhiễm . Ngoài ra, các thực nghiệm lâm sàng cho thấy, phiến tể hoàng có tác dụng rõ rệt trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đường tiêu hóa, giảm đau và kháng viêm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cũng như kháng thuốc hay phụ thuộc vào thuốc như các dạng thuốc tây y khác , đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, thu nhỏ sẹo vết mổ. Liều dùng Người lớn : mỗi lần 0,6g , ngày 2-3 lần Trẻ em từ 1-8 tuổi : mỗi lần 0,15-0,3g, ngày 2-3 lần Chủ trị-Liều dùng-Liệu trình Viêm gan cấp tính-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống liên tục 1-3 tuần Viêm gan mãn tính-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống liên tục 1 tháng trở lên Gan hỏa ( nóng trong )-0,6g/lần, 2-3 lần/ngày-Uống liên tục 3-5 ngày Nhiễm độc gan/các bệnh về gan do rượu bia-0,6g/lần, 2 lần/ngày-Uống liên tục 1 tháng trở lên Gan nhiễm mỡ-0,6g/lần, 2 lần/ngày-Uống liên tục 2 tháng trở lên Xơ gan-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống trường kỳ hoặc kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ . Viêm túi mật-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống liên tục 1 tháng trở lên Ung thư-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống trường kỳ hoặc kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ . Tổn thương phần mềm-0,6g/lần, 2-3 lần/ngày-Uống liên tục 3 ngày - 4 tuần đồng thời kết hợp bôi ngoài da. Các chứng viêm nhiễm-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống liên tục 3 ngày - 2 tuần Bệnh nhân phẫu thuật-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống trước phẫu thuật 1-2 ngày, sau phẫu thuật uống tiếp 3-4 ngày Vết thương do bỏng-0,6g/lần, 3 lần/ngày-Uống liên tục 3 ngày - 2 tuần đồng thời kết hợp bôi ngoài da. Giải rượu-Uống trước hoặc trong khi uống rượu 0,6g, sau khi uống rượu 8h 0,6g-Uống 2-3 lần Thanh lọc cơ thể-0,6g/lần, 2-3 lần/ngày-Mỗi tháng uống 6g, có thể dùng lâu dài

Danh y Lôi Doãn Thượng và bài thuốc Lục Thần Hoàn

LÔI DOÃN THƯỢNG LỤC THẦN HOÀN

Tác dụng: Thanh lương giải độc, tiêu viêm chỉ thống. Dùng cho chứng loét họng, hầu họng sưng đau, viêm họng, sưng tấy vú, mụn nhọt, đau tấy, trẻ em chốc lở và các loại nhọt độc khác. 雷允上六神丸 - 吴门医派之奇药 (Lôi Doãn Thượng Lục Thần Hoàn - Ngô Môn Y Phái Chi Kỳ Dược) DẪN: • Tô Châu thành (苏州城) - cổ xưng Ngô Trung (吴中), là nơi danh y bối xuất, y trước hạo hãn. Tính từ thời Chu cho đến nay, theo sử chép, Ngô Trung danh y có tới hơn ngàn người. Mỗi người lại mỗi phương bản lĩnh học thuật riêng có, do đó, mà đã hình thành lên một Ngô Môn y phái đầy đặc sắc! ... • Nói đến Ngô Môn y phái là phải nói đến danh y Diệp Thiên Sỹ. Ông là người khai sáng ra Ôn bệnh học thuyết, chắp nối cho linh và hồn của Ôn bệnh học được hòa vào nhau làm một thể. Sau Diệp Thiên Sỹ, các hậu nhân Ngô Môn y gia như: Mâu Tuấn Nghĩa, Tiết Tuyết, Thiệu Đăng Doanh, Lôi Doãn Thượng,... đã tiếp tục kế thừa, chỉnh lý, hoàn thiện học thuyết này của ông,... đưa nó đạt tới đỉnh cao mới trong lịch sử Trung y học. • Và cũng nhờ sự truyền lưu không ngừng nghỉ ấy, đã thúc đẩy dược nghiệp của Ngô Trung phát triển mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều Ngô Môn kỳ dược vang danh thiên hạ. Trong số đó phải kể đến "Lôi Doãn Thượng Lục Thần Hoàn" - một kỳ dược trăm năm - đại biểu cho tinh hoa trong tinh hoa học thuật của Ngô Môn y phái! NGUỒN GỐC VÀ LƯU TRUYỀN: • Tương truyền năm Khang Hy thứ 54 - 1715, tú tài Lôi Đại Thăng (雷大升), tự Doãn Thượng (允上) vào thành ứng thí, nhưng do hoạn bệnh nên không như nguyện. Sau ông phát tâm lành tế thế nên đã từ Nho mà theo Y. Nhân duyên, ông bái Vương Tử Tiếp làm thầy, cùng Diệp Thiên Sỹ là đồng môn sư huynh đệ, vì vậy mà, cuộc đời và y nghiệp sau này của ông chịu ảnh hưởng vô cùng sâu sắc từ học thuật của Diệp Thiên Sỹ. • ... Năm Ung Chính thứ 24 - 1734, Lôi Đại Thăng mở Lôi Tụng Phân Đường (雷诵芬堂) tại cửa Xương Môn, thành Tô Châu. Lấy hai chữ "Doãn Thượng" làm bài hiệu, ông đích thân tọa nội đường hành y trị bệnh. Lôi Đại Thăng thâm đắc tinh hoa Ôn bệnh học thuyết, kết hợp hành y và chế dược với nhau, kiềm tu trung dược cao đơn hoàn tán, tạo phúc nhất phương bách tính. Do trị bệnh hữu phương, nên y danh của ông sớm vang tứ trấn. • Tới năm 1860, do cả vùng Giang Nam chiến loạn bùng phát, Tô Châu Lôi Doãn Thượng dược phòng bị hủy hoại bởi đạn lửa, Lôi thị hậu nhân buộc lòng phải sơ tán tới Thượng Hải. Để trùng hưng tổ nghiệp, tới năm 1862, Lôi thị hậu nhân đã dốc tâm kiến lập lại Lôi Doãn Thượng dược phòng. • Đến năm Đồng Trị thứ 3 - 1864, Lôi Tử Thuần dựa vào mật phương tổ truyền, sau bao lần nghiên cứu, thử nghiệm, đã bào chế thành công Lục Thần Hoàn - một loại thuốc mới đặc trị ngoại chứng và yết hầu viêm chứng thửa bấy giờ. CỔ PHÁP BÀO CHẾ: • Để bào chế lên thuốc này, Lôi Doãn Thượng đã hao tâm, dốc lực tinh tuyển từng dược vị. Ví như: Trân châu phải chọn Tân Quang Châu, Lão Cảng Liêm Châu, mà không dùng Trân châu nuôi cấy. Xạ hương dù đắt đỏ nhưng vẫn sử dụng ĐỖ XẠ HƯƠNG (杜麝香) thuần thiên nhiên. Thiềm tố tuyển dụng loại lấy trực diện, vào mùa xuân hạ hàng năm, Lôi Doãn Thượng đều sử dụng nhân công cạo thủ công Tô tương từ tuyến sau tai và tuyến dưới da của cóc sống. Lúc cạo Thiềm tố, để bảo đảm sự thuần tịnh của Thiềm tố, cấm kỵ cạo mạnh gây chảy máu da cóc. Thiềm tố tươi này sau đó được đem phơi khô qua ánh nắng, nếu trời mưa thì dùng lửa lớn hong khô mà thành ĐỖ THIỀM TỐ (杜蟾酥) - chất lượng thuần tịnh vượt xa loại thị trường cung ứng là KHÁCH TÔ (客酥),... • Sau khi hoàn thành công đoạn tuyển liệu, họ đem: Ngưu hoàng, Xạ hương, Trân châu, Hùng hoàng, Băng phiến nghiền bột mịn, tửu hóa Thiềm tố làm hoàn, cuối cùng dụng Bách thảo sương làm áo mà chế lên Lục Thần Hoàn. • Khác với các loại thuốc hoàn của phương Bắc thường là loại đại hiệu, khó uống khó nuốt, Lục Thần Hoàn chế hoàn nhỏ như Kinh giới tử, nghìn viên mới nặng 3.125g. Từng viên hoàn nhỏ bé đều đặn, bề mặt nhẵn sáng, đen bóng; vì toàn quá trình bào chế đều thủ công, càng làm cho Lục Thần Hoàn phủ lên thêm một màu huyền bí. • Quá trình bào chế thủ công này gọi là Phiếm Hoàn (泛丸) - là công nghệ bí mật, lúc chế hoàn chỉ có truyền miệng không ghi chép, mỗi người phụ trách một khâu, nên nó chỉ được chân truyền trong Lôi Doãn Thượng suốt hơn 150 năm qua! PHỐI PHƯƠNG TINH DIỆU • Bản phương lấy phương châm: dĩ độc công độc, dĩ độc giải độc, phối dụng: Ngưu hoàng, Xạ hương làm chủ dược, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng tán kết; Thần dược dĩ Băng phiến trợ thanh nhiệt giải độc, hóa phủ tiêu thũng chi công; Thiềm tố gia công độc giải độc tiêu thũng chỉ thống chi lực; Tả dụng Trân châu giải độc hóa phủ sinh cơ (sách 《Thánh Tễ Tổng Lục》chép: lấy Ngưu hoàng và Trân châu phối ngũ nghiền bột mịn chế thành Châu Hoàng Tán, thổi vào vùng hầu họng trị chứng yết hầu sưng đau, vòm họng nhiệt loét,...), Hùng hoàng giải độc tán kết sát trùng tiêu viêm. Lục dược hợp dụng, cộng tấu thanh lương giải độc, tiêu viêm chỉ thống chi công, giúp an "tâm, phế, can, đởm, tỳ, thận chi Lục Thần". Quả là lương dược trị nhiệt độc gây ra các chứng yết hầu sưng đau, ung sang nở ngứa bất kỳ! CÔNG DỤNG CHỦ TRỊ • Do quá trình tuyển liệu tỷ mỷ, bào chế tinh lương, nên những viên hoàn tuy nhỏ bé này lại chứa đựng trong mình một dược lực vô cùng mạnh mẽ! • Công dụng: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, tiêu thũng, tán kết, chỉ thống • Chủ trị: các chứng nhiệt độc uẩn kết gây Lạn hầu đan sa (sốt tinh hồng nhiệt), yết hầu sưng đau, hầu phong hầu ung (viêm họng cấp và mạn tính), đơn song nhũ nga (viêm amidan), tiểu nhi nhiệt tiết (rôm sảy), ung dương đinh sang (mẩn ngứa, viêm da bất kỳ), nhũ ung phát bối (giời leo/, zona thần kinh), vô danh thũng độc,... • Nghiên cứu dược lý ngày nay đã chứng minh: Lục Thần Hoàn có tác dụng kháng virus, kháng viêm giảm đau, tăng cường công năng miễn dịch, cường tim, kháng ung thư,... Lâm sàng có thể dùng trị liệu: (1). Các bệnh viêm nhiễm như: viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan cấp tính, hầu họng sưng đau nung mủ, bạch hầu, viêm hạch bạch huyết, viêm hạch vùng mặt cổ, viêm quanh chân răng, viêm tuyến mang tai, trẻ nhỏ rôm sảy, viêm tuyến vú, viêm nang lông; (2). Các bệnh truyền nhiễm như: sốt virus, quai bị, sốt xuất huyết, thủy đậu, phong chẩn, viêm gan virus; (3). Các bệnh rối loạn công năng miễn dịch như: viêm phế quản, hen phế quản mạn, viêm loét đại tràng, trẻ nhỏ thấp chẩn,... ; (4). Các bệnh ung thư như: ung thư máu, ung thư thực quản, ung thư tâm vị,... CÁCH DÙNG: • Lục Thần Hoàn vừa có thể uống trong, vừa có thể dùng ngoài: • Uống trong: ngày uống 3 lần với nước ấm. Trẻ 1 tuổi uống mỗi lần 1 viên; trẻ 2 tuổi uống mỗi lần 2 viên; trẻ 3 tuổi uống mỗi lần 3 – 4 viên; trẻ 4 – 8 tuổi uống mỗi lần 5 – 6 viên; trẻ 9 – 15 tuổi uống mỗi lần 6 – 9 viên, người trưởng thành uống mỗi lần 10 viên. • Dùng ngoài: lấy 10 viên, nghiền nhỏ hòa bôi vùng bệnh, nếu vùng bệnh đã nở loét thì cấm dùng. KIÊNG KỴ • Lục Thần Hoàn điều trị bệnh hầu họng, đinh nhọt, nở ngứa rất hiệu quả; tuy là lương dược giải độc, nhưng "Không" được dùng Lục Thần Hoàn làm thuốc dự phòng rôm sảy ở trẻ nhỏ trong mùa hè. • Phụ nữ có thai cấm dùng • Do Lục Thần Hoàn có thành phần đặc biệt có tác dụng làm cường tim, nếu uống quá liều sẽ gây ra sự tắc nghẽn trong dẫn truyền của tim, làm tim đập chậm, nhịp không đều, thậm trí gây ngộ độc: buồn nôn, nôn, đau bụng, tê miệng, tê bì tay chân, tức ngực, trống ngực, nghiêm trọng có thể gây hôn mê, bất tỉnh. • Do đó không được lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc này khi chưa được bác sỹ khám và kê đơn. Y ÁN TINH TUYỂN (Chu Lương Xuân dụng dược Lục Thần Hoàn) (1). Bệnh án 01: Hồng tuyến xà (红线蛇) Ngô mỗ, nam 32 tuổi. Dưới da vị trí bờ trong ngón tay cái bên phải xuất hiện một đường như chỉ đỏ, kéo dài tới gần nếp gấp khuỷu tay phải, tự cảm giác thấy nóng rát vô cùng. Khởi phát chỉ có ở bờ trong ngón tay cái bên phải, sau trị liệu tại y tế địa phương nhiều ngày không đỡ, mà còn xuất hiện lan dọc thêm đến nếp gấp khuỷu tay phải. Chu lão quan sát biện chứng cho rằng do hỏa độc gây ra, chẩn đán "hồng tuyến xà" - là chứng ác độc hiếm gặp. Loại bệnh này chỉ sợ độc khí quy tâm, buộc phải dùng ngay Lục Thần Hoàn 1 bình (30 viên), nghiền bột mịn, dùng lọ kín bảo quản, dặn đem thuốc về dùng cao sơn dầu (dầu chè) hòa đều, bôi đều vùng bệnh, ngày nhiều lần. Kết quả sau 5 ngày xoa thuốc, hồng tuyến xà đã thoái tận, bệnh lui! (2). Bệnh án 02: Triền hỏa đan (缠火丹). Từ mỗ, nữ, 65 tuổi. Lúc vào khám, phía sau mu bàn tay trái xuất hiện 3 nếp gồ lên mặt da, , hình như vòng đeo tay, to nhỏ không đều, sưng nề, đau đớn, ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Lúc dùng tay gãi chảy dịch màu vàng. Điều trị tây y bằng thuốc tiêm, thuốc uống, rồi sau thuốc thang đông y đều không hiệu quả. Chu lão quan sát triệu chứng, biết do hỏa độc gây ra, chẩn đoán "triển hỏa đan", lập tức cho dùng Lục Thần Hoàn một bình (30 viên) nghiền bột mịn, dùng lọ kín bảo quản, dặn đem thuốc về dùng cao sơn dầu (dầu chè) hòa đều, bôi đều vùng bệnh, ngày nhiều lần. Ngoài ra kê đơn: Sinh địa 15g, Bạch thược 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 7g, Ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Huyền sâm 10g, Hoàng kỳ 12g, Địa phu tử 7g, Bạch tiên bì 12g, 03 thang, sắc uống ngày 01 thang sáng chiều. Nhị chẩn: bệnh đỡ quá bán, quan sát thấy vùng bệnh da khô, có vẩy trắng bong chóc, hồng điểm nhạt dần, thu nhỏ. Thủ phương như trên thêm phòng phong 10g, Kinh giới 10g, Tật lê 18g. Tam chẩn: da vùng bệnh bong vẩy đều, sắc nhạt dần, không ngứa, hỏa đan thoái, bệnh lui! (3). Bệnh án 03: Đới trạng bào chẩn (带状疱疹) Từ mẫu, nam, 23 tuổi, vùng lưng mọc nhiều mụn nước gồ ghề mặt da, vùng da đỏ, đau, ngứa không chịu nổi, đặc biệt sau khi mụn nước vỡ ra thì đau ngứa vô cùng, cùng với đó da vùng mụn nước vỡ ra sẽ lại mọc thêm nhiều mụn giống thế. Bệnh nhân khám tại y tế địa phương chẩn đoán triền yêu xà (缠腰蛇), bác sỹ nói bệnh tình nghiêm trọng, kê vài thang thuốc, sau uống bệnh không chuyển biến mà tăng nặng thêm. Sau đến khám, Chu lão cho rằng hỏa độc gây ra, chẩn đoán "đới trạng bào chẩn". Y lệnh Lục Lục Thần Hoàn 1 bình (30 viên), nghiền bột mịn, dùng lọ kín bảo quản, dặn đem thuốc về dùng cao sơn dầu (dầu chè) hòa đều, bôi đều vùng bệnh, ngày nhiều lần. Kết quả sau 7 ngày xoa thuốc, mụn nước đã thoái tận, bệnh lui!

100 cụm từ tiếng trung thiết thực về y khoa

100 cụm từ tiếng trung thiết thực về y khoa cập nhật

Nền y học Trung Quốc có những loại thuốc kỳ diệu và bí ẩn. Các khách du lịch cũng rất thích tìm hiểu cũng như mua tặng những sản phẩm y tế của Trung Quốc mỗi khi đi du lịch. Vì vậy, hãy cùng nhà thuốc Quốc Dân tìm hiểu và ghi nhớ 100 từ vựng tiếng Trung y khoa thiết thực và luôn được cập nhật mới nhất (bản cập nhật 2024). Các bạn giúp mình bằng cách góp ý những từ mới nhé.
1 我病了 wǒbìngle Tôi bị ốm
2 更年期 gēngniánqī Tiền mãn kinh
3 癌症 áizhèng Ung thư
4 不孕症 bùyùnzhèng Hiếm muộn
5 中风 zhòngfēng Đột quỵ
6 过敏 guòmǐn Dị ứng
7 便泌 biànmì Táo bón
8 医院 yīyuàn Bệnh viện
9 同仁堂 TóngRénTáng Đồng Nhân Đường
10 退烧药 tuìshāoyào Thuốc hạ sốt
11 发烧 fāshāo Bị sốt
12 感冒 gǎnmào Bị cảm mạo
13 高血压 gāoxuèyā Cao huyết áp
14 椎间盘突出症 Chuíjiānpán túchū zhèng Thoát vị đĩa đệm
15 痔疮 Zhìchuāng Bệnh trĩ
16 头疼 tóuténg Đau đầu
17 沮丧 Jǔsàng Trầm cảm
18 烧伤 Shāoshāng Bị bỏng
19 哮喘 Xiāochuǎn Hen suyễn
20 腹泻 Fùxiè Tiêu chảy
21 膝关节退行性关节炎 Xī guānjié tuìxíng xìng guānjié yán Thoái hóa khớp gối viêm khớp
22 恶心 ěxīn nôn mửa
23 胆固醇 Dǎngùchún Mỡ máu (cholesterol)
24 佝偻病 Gōulóubìng Còi xương
25 生长缓慢 shēngzhǎng huǎnmàn Chậm lớn
26 消化不良 xiāohuà bùliáng Tiêu hóa kém
27 维生素 Wéishēngsù Vitamin
28 流鼻涕 liúbítì Chảy nước mũi
29  抽筋 chōujīn Chuột rút
30 精神病  jīngshénbìng Bệnh tâm thần
31 心血管 xīn xiěguǎn Tim mạch
32 早泄 Zǎoxiè Xuất tinh sớm
33 云南白药 Yúnnán báiyào Vân Nam Bạch Dược
34 糖尿病 Tángniàobìng Bệnh tiểu đường
35 月经 Yuèjīng Hành kinh nguyệt
36 安宫牛黄丸 Ān gōng niú huáng wán An cung ngưu hoàng hoàn
37 益母草 Yìmǔcǎo Cỏ ích mẫu
38 避孕套 bìyùn tào Bao cao su
39 避孕药 bìyùn yào Thuốc tránh thai
40 胃 气 wèi qì Đầy hơi
41 急救 装备 jíjiù zhuāngbèi Đồ dùng cấp cứu
42 创可贴 chuāngkětiē Băng dán urgo
43 止痛剂 zhǐtòng jì Thuốc giảm đau
44 胃溃疡 Wèi kuìyáng Loét dạ dày
45 食物中毒 shíwù zhòngdú Ngộ độc thực phẩm
46 肺炎 fèiyán Viêm phổi
47 咽喉炎 Yānhóu yán Viêm họng
48 咳嗽 késòu Ho
49 住院 zhù yuàn Nhập viện
50 病床 bìngchuáng Giường bệnh
51 药房 yào fáng Nhà thuốc
52 梅毒 Méi dú Bệnh giang mai
53 虫病 chóng bìng Bệnh giun (kí sinh)
54 荨麻疹 hoặc 风疹快 Xúnmázhěn hoặc Fēngzhěnkuài Nổi nốt mày đay
55 疝气 Shànqì Bệnh thoát vị (bẹn, bụng,...)
56 皮肤科  pífū kē Khoa da liễu
57  脑外科 nǎo wàikē Khoa não
58 矫形外科 jiǎoxíng wàikē Khoa ngoại chỉnh hình
59 儿科 érkē Khoa nhi
60 放射科 fàngshè kē Khoa phóng xạ
61  口腔科 kǒuqiāng kē Khoa răng hàm mặt
62 妇产科 fù chǎn kē Khoa phụ sản
63 耳鼻喉科 ěrbí hóu kē Khoa tai mũi họng
64 肚子疼 Dùzi téng Đau bụng
65 坐骨神经痛 Zuògǔshénjīng tòng Đau thần kinh tọa
66 失眠药 Shīmiányào Thuốc mất ngủ
67 发炎 Fāyán Bị viêm (nói chung)
68 耳鸣 Ěrmíng Ù tai
69 不要再抽烟了 bùyào zài chōuyānle Không được hút thuốc nữa
70 我嗓子疼, 鼻子还堵 Tôi bị viêm họng, nghẹt mũi Tôi bị đau họng, nghẹt mũi
71 中医 Zhōngyī Trung Y (Y học Trung Quốc)
72 中成药 Zhōng chéngyào Thuốc Đông Y (bào chế hiện đại)
73 青光眼 Qīngguāngyǎn Bệnh tăng nhãn áp
74 肾石 Shèn shí Sỏi thận
75 过期 Guòqí Quá hạn (thuốc, thực phẩm)
76 常规体检 chángguī tǐjiǎn Khám sức khỏe tổng quát
77 外科手术 Wàikē shǒushù Phẫu thuật
78 体检表 Tǐjiǎn biǎo Giấy khám sức khỏe
79 试验 Shìyàn Xét nghiệm
80 超声 Chāoshēng Siêu âm
81 食物 中毒 shíwù zhòngdú Ngộ độc thực phẩm
82  外科 wàikē Ngoại khoa
83 骨折 gǔ zhé Gãy xương
84 冬虫夏草 dōng chóng xià cǎo Con Đông trùng hạ thảo
85 脚趾  jiǎozhǐ Ngón chân
86 胸口 xiōngkǒu Ngực
87  眼科 yǎnkē Nhãn khoa
88  卫生员 wèishēngyuán Nhân viên vệ sinh
89 血库 xuèkù Ngân hàng máu
90 医务人员 yīwù rényuán Nhân viên y tế
91 内科 nèikē Nội khoa
92  手术 shǒushù Phẫu thuật
93 fèi Phổi
94  病房 bìngfáng Phòng bệnh
95 隔离病房 gélí bìngfáng Phòng cách ly
96 急诊室 jízhěn shì Phòng cấp cứu
97  理疗室 lǐliáo shì Phòng vật lý trị liệu
98  yá Răng
99 肚脐 dùqí Rốn
100  疤痕 bāhén Sẹo

Danh y Biển Thước và vị thuốc ngưu hoàng

Danh y Biển Thước và vị thuốc ngưu hoàng

Biển Thước (chữ Hán: 扁鵲), tên thật là Tần Việt Nhân (秦越人), lại có thuyết tên Tần Hoãn (秦緩), hiệu Lư Y (卢医), là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử Trung Quốc. Tục truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Do tiếng tăm và các điển tích thần kỳ, hậu nhân xếp Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xưng tụng Trung Quốc cổ đại Tứ đại danh y. Tác phẩm của ông còn có Biển Thước nội kinhBiển Thước ngoại kinh và Nạn kinh 01. Vị thuốc Ngưu hoàng (tên khoa học là Calculus Bovis) bản thân là sỏi mật của các loài trâu, bò, tê giác. Khi đem phân tích, Ngưu hoàng có chứa nhiều thành phần như acid cholic, acid desoxycholic, acid taurocholic, bilirubin, nhiều acid amin, một số khoáng chất như Fe, Ca, Mg,… Y học cổ truyền đã biết sử dụng Ngưu hoàng làm thuốc từ rất lâu. Ngay trong Bản Kinh, một trong các y văn cổ nhất của y học cổ truyền Trung Hoa đã viết về công dụng của Ngưu hoàng là chủ trị "nhiệt thịnh kinh hoảng" (tương ứng với các triệu chứng sốt cao, mê sảng, bất tỉnh nhân sự như biểu hiện bệnh đột quỵ). Tương truyền thần y Biển Thước (401 - 310 tr.CN, Trung Quốc) là người đầu tiên sử dụng Ngưu hoàng trong điều trị đột quỵ, và người bệnh chính là người hàng xóm của ông. 02. Giai thoại Chuyện kể rằng trong lúc vội vã, người con trai của ông hàng xóm đã lấy nhầm viên Ngưu hoàng (vốn được coi là 1 vị thuốc chữa đau răng vào thời đó) thay cho Thanh mông thạch đưa cho Biển Thước làm thuốc cấp cứu cha mình. Vị thần y không có thời gian kiểm tra lại, nhanh chóng tán nhỏ làm thuốc và cho người bệnh uống. Sự việc chỉ được phát hiện khi người bệnh nhanh chóng hồi phục, và khiến vị danh y vô tình tìm được thêm 1 vị thuốc quý. Biển Thước đã kết luận "do Ngưu hoàng được ngâm trong túi mật của con bò trong suốt một thời gian dài nên tính hàn của nó có thể thấu tới tim gan người bệnh. Nó có thể lọc tim, thông mạch, điều hòa gan và chữa liệt". Như vậy có thể thấy rõ các thầy thuốc đông y đã khẳng định Ngưu hoàng là vị thuốc mang tính Hàn rất mạnh, và do đó thích hợp cho trường hợp hôn mê do Nhiệt. Từ đó có thể suy ra nếu người bệnh hôn mê do những nguyên nhân khác thì dùng bài thuốc chứa Ngưu hoàng không có nhiều ý nghĩa. Đặc biệt với những người trúng phong hàn, cảm lạnh, cũng bị hôn mê ngất xỉu, mà lại cho dùng Ngưu hoàng thì còn gia tăng độ nghiêm trọng của bệnh. 03. An cung ngưu hoàng hoàn và Ngưu hoàng thanh tâm hoàn Hai bài thuốc y học cổ truyền nổi tiếng nhất có vị thuốc ngưu hoàng có tên gọi An cung ngưu hoàng hoàn và Ngưu hoàng thanh tâm. Nhờ hiệu quả đã được chứng minh và công nhận, mà 2 cái tên này đã trở nên quen thuộc với người dân nói chung, người mang nhiều yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não (tiểu đường, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp…), người cao tuổi và gia đình người thân có những đối tượng như trên nói riêng. Tuy nhiên cũng do có quá nhiều nguồn thông tin không có chuyên môn mà rất ít người có hiểu biết đầy đủ về An cung ngưu hoàng hoàn và Ngưu hoàng thanh tâm. Do đó đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc ở người bệnh dùng không đúng cách 2 sản phẩm trên. Để sử dụng đúng, tận dụng được hết tác dụng của thuốc, người bệnh cần có sự tham vấn của nhân viên y tế. 04. Quy trình sản xuất viên thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Những sự thật khoa học về Thuốc chống ung thư từ nhựa cóc được đưa tin trên báo Vnexpress

Những sự thật khoa học về Thuốc chống ung thư từ nhựa cóc được đưa tin trên báo Vnexpress

Nền y học Trung Quốc có những loại thuốc kỳ diệu và bí ẩn - Thuốc chiết xuất từ động vật - Hoa thiềm tố (huachansu). Đây không chỉ là một vị thuốc mang trong mình ranh giới mong manh giữa lợi ích điều trị và tác dụng không mong muốn điển hình của dược chất mà còn mang nhiều thách thức trong quá trình bào chế. Bằng trí tuệ và sự kế thừa của nền văn hóa y học Trung Quốc hàng nghìn năm, y học Trung hoa đã bào chế thành công sản phẩm Huachansu koufuye. Đằng sau mỗi lọ thuốc nhỏ bé ẩn chứa vô số câu chuyện hấp dẫn, có thể vui hay buồn, kỳ lạ hay có thật, nhưng tất cả đều cho chúng ta hiểu sâu hơn về công dụng thần kỳ của của vị thuốc đến từ con vật tưởng như rất đỗi quen thuộc này.   01. Thiềm tô Nhựa cóc (thiềm tô): Nhựa tập trung ở 2 túi chứa tại các bướu phía sau tai. Lấy nhựa bằng cách rửa sạch vùng da, lau khô, kích thích tuyến sau tai cho tiết nhựa ra, hứng vào vật chứa bằng sành, sứ hoặc thủy tinh (nếu dùng vật chứa bằng sắt hoặc kim loại thì nhựa biến màu thành đen). Nhựa mới lấy có màu trắng đục, sau quánh dần rồi ngả màu nâu, vị đắng, có thể gây nôn, nếu văng vào mắt sẽ có cảm giác cay, tê. Thiềm tô có tính độc (độc bảng A, gồm bufogenin, bufotalin, bufotoxin, gammabufotoxin, vulgarobufotoxin). Theo y học cổ truyền, nhựa cóc có tác dụng tiêu thũng, giải độc, giảm đau, chống tích trệ, làm mạnh tim. Dân gian dùng nhựa cóc trị mụn nhọt, lợi răng sưng đau... Một bài thuốc Đông y kinh điển là Lục thần hoàn, có tác dụng trị cảm sốt nặng, mê man, kinh giản, suy tim; thành phần dược liệu bao gồm xạ hương, trân châu, băng phiến, nhựa cóc và ngưu hoàng. 02. Những nghiên cứu khoa học về huachansu Tổng hợp từ báo Vnexpress cho biết: "Các nhà khoa học Mỹ đã xác nhận huachansu, một loại thuốc Trung Quốc chiết xuất từ nọc cóc khô, với làm lượng chất độc trong mức cho phép, có thể làm chậm sự phát triển của khối ung thư. Sản phẩm Huachansu chiết xuất từ nọc cóc của Trung Quốc được chứng minh là giúp ổn định khối u ung thư. Hàm lượng nọc cóc trong loại thuốc này cao gấp 8 lần mức cho phép thông thường, nhóm nghiên cứu từ Trung tâm ung thư M.D. Anderson, Đại học Texas, cho biết" ✔  Nghiên cứu thí điểm về Huachansu ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ hoặc ung thư tuyến tụy được thực hiện bởi Đại học Northwestern (Chicago, Mỹ) báo cáo: "Nghiên cứu thực hiện trên 15 bệnh nhân mắc những loại ung thư kể trên, từ tháng 1/2005 đến tháng 7/2006. Các bệnh nhân ung thư được uống thuốc này theo 5 loại liều. Kết quả là, không ai bị ngộ độc nặng. Thuốc cũng giúp ổn định bệnh ở 40% số bệnh nhân trong khoảng 6 tháng. Trong số đó, một bệnh nhân bị ung thư gan đã thu nhỏ được 20% kích thước khối u, đồng thời ổn định bệnh trong hơn 11 tháng. Bệnh nhân này đã được uống thuốc ở liều thấp nhất" ✔ Những cơ chế phân tử về tác dụng chống ung thư của Huachansu - Hoa thiềm tố đã được các nhà khoa học phát hiện ✔ Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đăng tải trên tạp chí british medical journal (BMJ điểm chỉ số ảnh hưởng impact factor 93.6) của các nhà khoa học đến từ Khoa Ung thư Tích hợp, Trung tâm Ung thư Thượng Hải, Đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc về ung thư biểu mô tế bào gan không thể cắt bỏ (Unresectable hepatocellular carcinoma: transarterial chemoembolisation plus Huachansu – a single-center randomised controlled trial). cho kết quả: "Tổng cộng có 112 bệnh nhân hoàn thành nghiên cứu được đưa vào phân tích. PFS và OS tốt hơn đáng kể ở nhóm Huachansu–TACE so với nhóm TACE (lần lượt là p = 0,029 và p = 0,025), với PFS trung vị là 6,8 và 5,3; và OS trung vị lần lượt là 14,8 tháng và 10,7 tháng. Mặc dù không tìm thấy ý nghĩa tiên lượng giữa nhóm NKA thấp và nhóm NKA cao ban đầu trong OS của bệnh nhân (p = 0,48), nhưng những thay đổi của nó sau 3 tháng theo dõi cho thấy các giá trị tiên lượng đáng kể, trong đó lần lượt là 8,5 tháng và 23,8 tháng (p <0,001). Các tác dụng phụ liên quan đến điều trị là tương đương giữa các nhóm." và kết luận: "Huachansu–TACE(phương pháp thuyên tắc hóa học qua động mạnh) có hiệu quả trong việc kéo dài PFS(thời gian sống không có tiến triển bệnh) và OS(thời gian sống tổng) ở những bệnh nhân HCC(bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan) không thể cắt bỏ"

công dụng diệu kỳ của vị thuốc Nha đảm tử trong sản phẩm DỊCH UỐNG NHA ĐẢM TỬ YADAN-FU YADANZIYOU KOUFURUYE 鸦胆子油口服乳液yadan – fu

công dụng diệu kỳ của vị thuốc Nha đảm tử trong sản phẩm DỊCH UỐNG NHA ĐẢM TỬ YADAN-FU YADANZIYOU KOUFURUYE 鸦胆子油口服乳液yadan - fu

Nha đảm tử còn có tên gọi khác là cây sầu đâu cứt chuột, chù mển, khổ luyện tử, san đực, hạt khổ sâm… Dược liệu mang trong mình tính hàn, vị đắng có tác dụng ức chế hoạt động và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, phòng ngừa ung thư di căn. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng điều trị sốt rét, bệnh lỵ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi.
Nha đảm tử
Thông tin cơ bản về tính vị, thành phần hóa học, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cây sầu đâu cứt chuột, chù mển, khổ luyện tử, san đực (Sầm Sơn), hạt khổ sâm, nha đảm tử, bạt bỉnh (Nghệ An), cứt cò (Vĩnh Linh) Tên khoa học: Brucea ịavanica (L.) Merr. (Brucea sumatrana Roxb.) Thuộc họ: Thanh thất (danh pháp khoa học: Simaroubaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Nha đảm tử là một loại cây nhỏ, có chiều cao khoảng 2m. Trên thân dược liệu có lá mọc so le, lá kẹp lông chim lẻ. Lá có mép hình răng cưa, ở cả hai mặt của lá đều được bao phủ bởi lông mềm. Dược liệu có hoa mọc thành chùm xiêm, hoa đơn tính khác gốc. Quả dược liệu có hình trứng, quả hạch, khi chín quả sẽ có màu đen. Hạt cứng, có hình dẹt, màu nâu đen. Vỏ ngoài của hạt nhăn nheo và có vị rất đắng.

Phân bố

Ở Việt Nam, Nha đảm tử mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp các tỉnh miền núi, từ Bắc trí Trung. Đặc biệt dược liệu phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Quả dược liệu Thu hái: Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm Chế biến: Sau khi thu hái, mang Nha đảm tử về phơi hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản để dùng dần. Theo kinh nghiệm Việt Nam
  • Rửa sạch dược liệu để loại bỏ bụi bẩn, phơi khô, cho vào chảo sao qua với lửa nhỏ, giã đập, dùng cùng với những loại thuốc khác.
  • Sau khi sao dược liệu với lửa nhỏ, tán thành bột mịn và tạo thành hoàn tán.
Theo Trung y
  • Sau khi thu hái dược liệu, mang quả đập bỏ vỏ và lấy nhân. Sau đó gói trong giấy bản và ép cho ra hết chất dầu. Ngoài ra người bệnh có thể lấy nhân dược liệu cho vào cùi quả nhãn và nuốt.
Theo Viện Đông y
  • Sau khi thu hái dược liệu, lấy nhân quả tán thành bột cùng với một tá dược cho dễ tán (có thể dùng bách thảo sương hoặc bột gạo rang…). Uống bột hoặc tạo thành viên. Một liệu trình là 5 ngày. Mỗi ngày người bệnh có thể uống theo thứ tự như sau (tính theo bột của nhân): 0,08; 0,16; 0,32; 0,16 và 0,08.
  • Thuốc thụt: Sau khi thu hái, đập bỏ vỏ, lấy nhân. Thực hiện tán nhân thật mịn với bột bách thảo sương (đồng lượng) để làm thuốc thụt vào hậu môn giúp chữa bệnh. Mỗi ngày thụt khoảng 0,25 gram dược liệu cùng 0,25 gram bách thảo sương.
Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát. Nha đảm tử sau khi phơi khô có thể bảo quản được nhiều năm mà không cần phải lo mối mọt.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Nha đảm tử
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Nha đảm tử

Thành phần hóa học

Dược liệu Nha đảm tử chứa nhiều hoạt chất quý gồm:
  • Tanin
  • Amydalin
  • Quassin
  • 23% tinh dầu
  • Glucozit (kosamin)
  • Saponin.
Dược liệu chứa 23% tinh dầu hoặc 50% tinh dầu trong trường hợp chỉ tính phần nhân. Dầu của dược liệu là chất lỏng màu trắng. Trong đó có chứa một lượng chất glucozit được gọi là Kosamin, chất men (có thể là men thủy phân), chất tanin, một chất saponin, chất quassin và amydalin. (theo sách Đỗ Tất Lợi) Dược liệu chứa Nha đảm tử tinh thể I (C12H1605), Nha đảm tử tinh thể II (C10H16O5) , Nha đảm tử tinh thể III (C17H34O2), tinh dầu và glucozit (theo tài liệu nghiên cứu công thức hóa học của glucozit trong Học báo hóa học). (theo sách Ứng dụng lâm sàng Trung dược) Dược liệu có thành phần chủ yếu là Khổ vị tố. Trong đó, chúng được phân thành 9 loại đơn thể được gọi là Nha đam tử khổ tố A, khổ tố B, khổ tố C, khổ tố D, khổ tố E, khổ tố F, khổ tố G, tinh dầu với hàm lượng 36, 8 – 56,2 và glucozit (theo sách Trung dược học) Dược liệu gồm 55% chất dầu và những hoạt chất thuộc nhóm simarubolit (theo sách Dược liệu – nhà xuất bản Y học 1985).

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Có tác dụng diệt in vitro, in vivo và ampi dạng hoạt động (nguyên trùng). Tuy nhiên dược liệu có tác dụng kém hơn đối với lỵ mạn tính và lỵ trực khuẩn
  • Diệt và tẩy các loại ký sinh trùng: Sán, giun móc, giun đũa, hấp huyết trùng, trùng roi trichomonas
  • Tác dụng chống sốt rét: Ức chế sự phát triển của nguyên trùng sốt rét
  • Phòng chống bệnh ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và phòng ngừa ung thư di căn
  • Tác dụng kháng virus: Dược liệu có khả năng ức chế virus cúm típ A PR8.
Năm 1973, S. M. Kupchan và cộng sự (1968. J. Org. Chem, vol, 38 (1): 178) từ Brucea antidysenterica Mill, chế thành dịch chiết cồn có tính chất ức chế trên các tế bào ung thư trong ống nghiệm. Trong dịch chiết cồn này, các tác giả đã phân lập được bruxeantin (0,01%), bruxeantirin (0,002%) và bruxein B (0,002%). Tác dụng chống ung thư của bruxeantin mạnh hơn bruxeantirin và bruxein B. Sự khác nhau này có lẽ do sự có mặt của một este không no, ở bruxeantin. Công trình nghiên cứu này của tác giả đã dựa trên kinh nghiệm của nhân dân Etiopia đã dùng hạt cây này chữa lỵ và ung thư. Năm 1971, Đỗ Tất Lợi và cộng sự (Dược học 3, 1971, 6.1971 và 5.1972) đã nghiên cứu tìm thấy liều điều trị của nhân đã khử dấu là 4mg/kg thể trọng (người), liều DL-50 là 260mg/ kg và hiểu DL-100 là 360mg/kg đối với chuột nhắt. Trên cơ sở đó đã đề nghị sản xuất viên nha đảm tử chứa 5mg nhân đã khử dầu (dùng cho trẻ em) và chứa 20mg (dùng cho người lớn). Những viên này đã được dùng rộng rãi trong vụ dịch lý Ở Nam Hà. Theo báo cáo của khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai 92% trường hợp ly đã khỏi. Tác dụng phụ không đáng kể: 2% số người dùng thuốc buồn nôn hoặc nôn mửa. Khi ngừng thuốc các triệu chứng đó hết ngay

Theo y học cổ truyền

Dược liệu Nha đảm tử có tác dụng:
  • Điều trị bệnh lỵ
  • Điều trị bệnh sốt rét
  • Điều trị bệnh tiêu chảy lâu ngày không khỏi
  • Sát trùng
  • Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, phòng ngừa bệnh ung thư di căn (theo Trung dược học).

Tính vị

Dược liệu có tính hàn, vị đắng.

Qui kinh

Qui vào kinh đại tràng.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Dùng 4 – 16 gram/ngày.

Cách dùng

Sấy hoặc phơi khô sau đó tán thành bột mịn, sắc thành nước thuốc để uống hoặc nấu thành cao.
Liều lượng và cách dùng dược liệu Nha đảm tử
Liều lượng và cách dùng dược liệu Nha đảm tử

Bài thuốc

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử gồm:
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị ung thư và phòng ngừa ung thư di căn (Bài thuốc 1): Dùng 10 – 20 quả dược liệu đã phơi hoặc sấy khô tán thành bột. Sau đó làm thành viên 0,02 gram nhân đã khử dầu hoặc 0,1 gram toàn quả. Uống 3 viên/ngày. Sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày để bệnh tình được cải thiện.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị ung thư và phòng ngừa ung thư di căn (Bài thuốc 2): Dùng 20 quả dược liệu rửa sạch với nước muối. Mang dược liệu sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Cho dược liệu vào chảo và sao sơ với lửa nhỏ, giã đập. Cho dược liệu đã giã vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện đun thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị sốt rét: Dùng 1 gram quả dược liệu rửa sạch với nước muối. Mang dược liệu sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Cho dược liệu vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 300ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Sử dụng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Uống liên tiếp 4 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm, những triệu chứng khó chịu cũng không còn.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ mạn tính do amip (bài thuốc 1): Dùng 20 gram dược liệu và 20 gram bách thảo sương. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch với nước muối và mang đi phơi khô. Sau khi phơi khô, tán nhuyễn dược liệu. Cho bột dược liệu vào tô cùng với 20 gram sáp ong. Trộn đều hỗn hợp và tạo thành viên. Cho thuốc và lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy 10 gram thuốc uống trong ngày với nước lọc. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ mạn tính do amip (bài thuốc 2): Dùng 45 gram quả dược liệu đã bỏ vỏ, 15 gram quán chúng, 60 gram sáp vàng và 15 gram ngân hoa thán. Mang Nha đảm tử, quán chúng và ngân hoa thán rửa sạch với nước muối. Mang tất cả vị thuốc sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Sau đó tán thành bột mịn. Cho sáp vàng vào nồi và nấu chảy. Hòa lượng sáp vàng đã nấu cùng với bột dược liệu, tạo thành viên với kích thước bằng hạt đỗ tương. Người lớn uống 10 – 15 viên/ngày lúc bụng đói. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ cấp tính do amip, bụng đau quặn, mót rặn nhiều, đại tiện ra máu và chất nhầy (xích bạch lỵ), sợ lạnh, có sốt: Dùng 20 gram dược liệu, 20 gram hoàng liên gai, 20 gram bồ kết, 20 gram hạt cau, 20 gram đại hoàng, 20 gram hạt dư hấu. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Sau đó mang đi sấy hoặc phơi khô dưới trời nắng gắt. Tán nguyên liệu thành bột mịn, trộn đều. Cho bột dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần, lấy 10 gram bột dươc liệu hòa tan cùng với 300ml nước ấm. Uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị bệnh lỵ cấp tính do amip (thuốc thụt): Dùng 12 bọc nhựa của dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml. Chắt lấy phần nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Sừ dụng 1 thang/ngày trước bữa ăn. Đồng thời dùng 20 hạt dược liệu đã rửa sạch ngâm cùng với 200ml nước trong 2 giờ. Ngâm dược liệu vào 200ml dung dịch 1% natri bicacbonat từ 1 – 2 giờ sau khi đã thụt rửa đại tràng. Thực hiện 1 lần/ngày trong 10 ngày (một liệu trình).
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị mụn cóc: Dùng nhân dược liệu đã được tiệt trùng bằng cao áp, mang dược liệu nghiền nhỏ. Dùng cồn hoặc cồn iod rửa sạch vùng da bệnh. Dùng dao vô trùng rạch nhẹ da để chảy một ít máu. Dán dược liệu vào vùng da bệnh, dùng băng keo và gạc dán cố định dược liệu. Giữ băng trong 8 ngày, kiêng nước. Sau 8 ngày nếu mụn cóc chưa rụng, dùng cao mềm acid boric bôi lên mụn cóc.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị gai chân: Dùng 11 – 13 nhân dược liệu đã rửa sạch giã nát. Cho 1,5 gram bột Salicylatez vào bột dược liệu, trộn đều. Cho thuốc vào băng keo, cắt thủng một lỗ bằng với vùng bị chai. Đặt thêm một miếng băng keo khác lên chỗ chai, sau đó dán thuốc vào. Giữ nguyên trạng thái trong 10 ngày thì thay băng.
  • Bài thuốc từ Nha đảm tử điều trị nốt ruồi: Dùng 3 – 4 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Giã nát dược liệu vào cho vào lọ, thêm cồn 75% bằng lượng thuốc ngâm. Ngâm thuốc một ngày một đêm. Dùng tâm bông thấm thuốc và bôi vào nuốt ruồi. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Nha đảm tử

Kiêng kỵ

  • Trẻ em, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai, người tỳ vị hư yếu tuyệt đối không dùng Nha đảm tử bởi trong dược liệu có độc
  • Người có tỳ vị hư nhược, nôn mửa không nên dùng dược liệu
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, bệnh thận, chảy máu ruột dạ dày không nên dùng dược liệu.
Những thông tin về dược liệu Nha đảm tử trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để được tư vấn cụ thể.

Câu chuyện về người xưa về những viên thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

Câu chuyện về người xưa và những viên thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

P'medic: 07/07/2024 Bốn câu chuyện về Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc cổ đại có một loại thuốc kỳ diệu và bí ẩn - Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn. Đây không chỉ là một loại thuốc mà nó mang trong mình trí tuệ và sự kế thừa của nền văn hóa y học Trung Quốc hàng nghìn năm. Đằng sau mỗi viên thuốc nhỏ bé ẩn chứa vô số câu chuyện hấp dẫn, có thể vui hay buồn, kỳ lạ hay có thật, nhưng tất cả đều cho chúng ta hiểu sâu hơn về công dụng thần kỳ của Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn. 01. Con mắt tinh tường của Biển Thước nhận biết ngưu hoàng: khởi đầu truyền thuyết về công dụng mới của bài thuốc cổ Thời Chiến Quốc, Biển Thước hành nghề y ở vùng biển Bột Hải cứu đời, danh tiếng của ông đã lan rộng khắp nơi. Một ngày nọ, cha của người hàng xóm Dương Bảo đột nhiên bị trúng phong nặng, tính mạng thập phần nguy hiểm. Biển Thước định dùng đá Thanh Chân để chữa trị, nhưng không ngờ trong nhà Dương Bảo có một con bò già bị bệnh không thể làm ruộng nên đã giết thịt nó. Trong quá trình giết mổ, họ vô tình phát hiện một viên sỏi vàng trong túi mật của con bò. Biển Thước rất hứng thú với hòn đá, còn dặn dò Dương Bảo ở lại. Tuy nhiên, trong lúc khẩn cấp, Dương Bảo đã nghiền nhầm đá bò và đá Thanh Chân với nhau rồi dùng làm thuốc. Kỳ diệu thay, sau khi dùng thuốc, tình trạng của cha Dương Bảo đã cải thiện nhanh chóng. Sau khi nghiên cứu sâu, Biển Thước phát hiện ra đá bò có tác dụng thần kỳ làm tiêu đờm, xoa dịu cơn hoảng loạn nên đặt tên là “Ngưu hoàng” và ca ngợi nó là “báu vật” chữa bệnh, cứu mạng. 02. Con trâu của Lão Tử ban thần dược: Cứu chữa và truyền tụng trong bệnh dịch Trong thời Nam Bắc triều, câu chuyện về Lão Tử và trâu xanh cũng gắn bó chặt chẽ với An cung ngưu hoàng hoàn. Truyền thuyết kể rằng khi Lão Tử đang viết Đạo Đức Kinh ở đèo Hangu thì nơi này bất ngờ bị một trận dịch hạch tấn công. Nhiều người rơi vào tình trạng đau đớn vì sốt cao, hôn mê, mê sảng, sinh mạng lâm nguy. Lúc này, thú cưỡi Trâu xanh của Lão Tử cũng đột ngột lâm bệnh và hấp hối. Có bác sĩ tới khám bệnh, trâu xanh ho ra một miếng thịt. Bác sĩ ngạc nhiên đến mức làm thuốc từ viên thịt (tức là ngưu hoàng) và phân phát cho các bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch. Sau khi dùng, tình trạng bệnh nhân được cải thiện nhanh chóng. Người dân biết ơn ân cứu mạng của Lão Tử và Thanh Ngưu, đồng thời chỉ định ngày 23 tháng giêng âm lịch là Lễ Sửu, đồng thời hát bài dân ca đó vẫn được lưu truyền trong nhân dân cho đến ngày nay. 03. Thiên Sinh hiếu thảo gặp kỳ duyên: hiếu thảo động trời xanh, lão ngưu dâng ngưu hoàng Vào thời nhà Minh, một gia đình nghèo ở Kim Hoa, Chiết Giang cũng lưu truyền một câu chuyện huyền thoại liên quan đến ngưu hoàng. Người Cha già bị bệnh nặng do đột quỵ và sắp chết. Con trai ông Thiên Sinh vì cứu cha, anh tìm kiếm sự giúp đỡ khắp nơi. Anh nhận được công việc chăn bò, nhưng bò hóa ra lại là một con bò gầy gò. Bản tính lương thiện, hàng ngày anh đều chăm sóc rất chu đáo cho chú bò già. Một đêm nọ, ngưu hoàng không ngừng hú lên trăng, Thiên Sinh vội vàng an ủi nó và cho nó uống nước. Điều đáng ngạc nhiên là lão ngưu đã nhổ ra một miếng ngưu hoàng tròn màu vàng. Thiên Sinh mang viên ngưu hoàng về nhà để chữa bệnh cho cha mình, mà chú bò già cũng dần dần bình phục. Mối kỳ duyên này không chỉ cứu được người cha ruột mà còn lan truyền danh tiếng của một người con hiếu thảo. 04. Ngô Cúc Thông sáng tạo kho báu : Lịch sử huy hoàng của những viên thuốc An cung ngưu hoàng hoàn Vào thời nhà Thanh, Ngô Cúc Thông (trước đây gọi là Ngô Đường), một thầy thuốc vĩ đại, cảm nhận sâu sắc tầm quan trọng của kỹ năng y tế sau khi cha ông qua đời vì bệnh tật nên đã từ bỏ việc viết lách để hành nghề y và chăm chỉ nghiên cứu y học. Năm 1793, bệnh dịch hạch hoành hành ở thủ đô, Ngô Cúc Thông bắt đầu chẩn đoán và trị bệnh dưới lời khuyên của bạn bè. Ông đã tạo ra thuốc An cung ngưu hoàng hoàn dựa trên công thức của thuốc Ngưu hoàng thanh tâm. Loại thuốc thần kỳ này đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân nguy kịch, khiến Ngô Cúc Thông trở nên nổi tiếng và trở thành nhân vật tiêu biểu của ôn bệnh học phái. Theo thời gian, Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn dần trở thành kho báu sơ cứu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Cùng với Tử Tuyết Đan và Chí Bảo Đan, nó được mệnh danh là “Ôn Bệnh Tam Bảo” và đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh cấp tính và nặng. Những câu chuyện này không chỉ giúp chúng ta đánh giá cao sức hấp dẫn của văn hóa y học cổ truyền Trung Quốc mà còn giúp chúng ta hiểu sâu hơn về loại thuốc thần kỳ An cung ngưu hoàng hoàn. Vô số bác sĩ đã tối đa hóa hiệu quả của thuốc An cung ngưu hoàng hoàn thông qua sự đổi mới và cải tiến liên tục. Ngày nay, nó đã trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng y học Trung Hoa, mãi mãi tỏa ra ánh sáng của trí tuệ và hào quang của truyền thuyết. Là một công ty y học cổ truyền Trung Quốc lâu đời, Đồng Nhân Đường (Tongrentang) luôn tuân thủ truyền thống chế biến cổ xưa, kết hợp trí tuệ và kỹ năng cổ xưa với công nghệ hiện đại để sản xuất ra Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn chất lượng cao. Mỗi viên thuốc đều chứa đựng sự tôn trọng và kế thừa văn hóa y học cổ truyền Trung Quốc của Đồng Nhân Đường cũng như sự quan tâm và cam kết đối với sức khỏe của bệnh nhân. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy nền văn hóa y học cổ truyền Trung Quốc, đồng thời mang lại sức khỏe và hy vọng cho nhiều người hơn.  

Cảnh báo vô sinh hay “dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung”

Trong lạc nội mạc tử cung, các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ trong tiểu khung bên ngoài buồng tử cung. Các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của lạc nội mạc tử cung. Bộ ba triệu chứng kinh điển là thống kinh, giao hợp đau và vô sinh, nhưng các triệu chứng cũng có thể bao gồm khó đi tiểu và đau khi đại tiện. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không liên quan đến giai đoạn bệnh. Chẩn đoán khi quan sát thấy trực tiếp hoặc đôi khi thông qua sinh thiết, thường qua nội soi ổ bụng. Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc chống viêm, thuốc ức chế hoạt động của buồng trứng và tăng trưởng mô nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt bỏ vùng niêm mạc tử cung lạc chỗ và nếu bệnh nghiêm trọng và không có kế hoạch có con thì có thể cắt tử cung đơn thuần hoặc cắt tử cung và phần phụ hai bên.

Bảo vệ: Giới thiệu nhà thuốc Quốc Dân

Xin chào, Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Tôi là Ds.Phương phụ trách của nhà thuốc Quốc Dân. Đây là một bài giới thiệu tổng quan về nhà thuốc Quốc Dân, nó sẽ giúp bạn tự khám phá sức khỏe bản thân, gợi ý các thuốc theo chứng bệnh và giúp bạn tham gia những trò chơi thú vị. I. Cái nhìn thoáng qua  
Back to Top
Product has been added to your cart